Trung Quốc tiết lộ hình ảnh “mẹ của các loại bom” có sức công phá khủng khiếp

GD&TĐ - Tập đoàn sản xuất vũ khí Trung Quốc NORINCO (North Industries Group Corporation Limited) đã thiết kế một loại bom công suất lớn mà truyền thông Trung Quốc gọi là “mẹ của các loại bom”.  

Trung Quốc tiết lộ hình ảnh “mẹ của các loại bom” có sức công phá khủng khiếp

Loại vũ khí trên được công bố lần đầu tiên tới công chúng trong một video quảng cáo của NORINCO – tờ Global Times cho biết.

Đoạn video cho thấy máy bay thả bom H-6K của Trung Quốc đang thả một quả bom dài gần 6 mét xuống một vùng đồng bằng.

Một vụ nổ lớn đã xảy ra khi quả bom có sự va chạm

Quả bom trên được cho là bom phi hạt nhân mạnh nhất của Trung Quốc và máy bay H-6K chỉ có thể mang theo một quả mỗi lần.

Dẫn lời các nhà quan sát quân sự, Global Times nói rằng “loại vũ khí trên sẽ reo rắc nỗi sợ hãi cho kẻ thù một khi nó được triển khai”.

Bình luận về loại vũ khí trên, nhà phân tích quân sự Wei Dongxu ở Bắc Kinh nói rằng “một vụ nổ lớn có thể dễ dàng và hoàn toàn quét sạch các mục tiêu kiên cố trên mặt đất như các tòa nhà kiên cố, pháo đài và hầm trú ẩn”.

Ông Wei cũng nói thêm rằng loại đạn dược trên có thể sử dụng để mở đường cho việc triển khai quân trong các khu vực có chướng ngại vật như rừng.

Quả bom trên đã được so sánh với bom khổng lồ MOAB của Mỹ ban đầu cũng được mệnh danh là “mẹ của các loại bom” khi nó được chuyển cho quân đội Mỹ năm 2003.

Không lực Mỹ đã thả quả bom trên vào một mạng lưới ngầm được cho là của nhóm khủng bố IS ở tỉnh Nangarhar, Afghanistan từ máy bay MC-130 vào năm ngoái.

Nga cũng tiết lộ bom công suất lớn của mình có với biệt danh “Cha của các loại bom” (FOAB) vào năm 2007. Loại bom này được cho là có bán kính nổ gấp đôi so với MOAB của Mỹ.

Không giống như các đối tác Mỹ và Trung Quốc, bom của Nga sử dụng nhiệt, theo đó dùng khí đốt để tạo ra một vụ nổ kéo dài hơn với nhiệt độ cao hơn.

Năm ngoái, một chỉ huy cao cấp của Iran nói rằng Iran cũng sở hữu một quả bom tự chế có công suất lớn, nặng 10 tấn.

Theo Press TV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường THCS Thụy Liên (Thái Thụy, Thái Bình) trong giờ dạy môn Khoa học tự nhiên.

Giúp dạy học hiệu quả môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, các nhà trường đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai dạy học hiệu quả môn tích hợp, nhất là môn Khoa học tự nhiên.