Trung Quốc phá dỡ Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới ở Tây Tạng

Trung Quốc đã triển khai phá dỡ Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới ở Tây Tạng, nơi cư trú của hàng chục nghìn tăng ni.

Trung Quốc phá dỡ Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới ở Tây Tạng

BBC đưa tin, chính quyền Trung Quốc vừa triển khai phá dỡ, đập bỏ nhiều khu vực tại Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới Larung Gar ở Tây Tạng. Việc phá bỏ các khu vực lớn này được triển khai sớm 5 ngày so với dự kiến ban đầu của Bắc Kinh vào ngày 25/7.

Bắc Kinh cho biết kế hoạch này được tiến hành nhằm “giảm bớt quy mô của học viện” bởi các quan chức Bắc Kinh đã bày tỏ sự quan ngại với tình trạng ngày càng đông người sinh sống tại đây.

Chủ trương của kế hoạch phá dỡ này được cho là bắt nguồn từ mối lo ngại về sự gia tăng dân số của học viện sẽ nảy sinh thêm nhiều vấn đề về an ninh.

Trung Quoc pha do Hoc vien Phat giao lon nhat the gioi o Tay Tang - Anh 1

Toàn cảnh các khu vực trong Học viện Phật giáo Larung Gar bị dỡ bỏ. Ảnh: BBC

Hồi tháng trước, trong kế hoạch quy hoạch lại khu vực, các nhà chức trách địa phương đã ra yêu cầu cắt giảm bớt một nửa lượng dân cư sống tại Học viện Phật giáo Larung Gar (chỉ duy trì tối đa 5.000 người). Trước đó, Học viện Larung Gar là nơi sinh sống của hơn 40.000 nhà sư và ni cô.

Các nhóm quan sát cho biết, cảnh sát và lực lượng vũ trang Trung Quốc có tham gia việc phá dỡ, nhưng họ đều mặc thường phục.

Trung Quoc pha do Hoc vien Phat giao lon nhat the gioi o Tay Tang - Anh 2

Khung cảnh đổ nát bên trong Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới bị phá hủy.

Giám đốc nhóm Tây Tạng Tự do (trụ sở tại London, Anh) Eleanor Byrne-Rosengren cho rằng Việc phá dỡ tại Larung Gar rõ ràng không liên quan gì tới tình trạng dân số quá đông mà chỉ là một chiến thuật khác của Trung Quốc nhằm giảm ảnh hưởng của Phật giáo ở Tây Tạng.

Hiện chính quyền Trung Quốc vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về hành động trên. Trung Quốc cho rằng, Tây Tạng đã phát triển đáng kể dưới sự lãnh đạo của Bắc Kinh.

Theo BBC, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền từ nhiều thế kỷ qua đối với vùng Himalaya. Nước này đã gửi hàng ngàn binh sĩ tới đây để khẳng định tuyên bố chủ quyền vào năm 1950. Hiện một số khu vực đã trở thành Khu tự trị Tây Tạng và những nơi khác bị sáp nhập vào các tỉnh lân cận Trung Quốc.

Theo Người Đưa Tin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.