Trong quá khứ, các quan chức "thất sủng” bị giam giữ trong nhiều nhà tù khác nhau nhưng đặc quyền của họ khó có thể bị tước bỏ. Những người một thời đầy quyền lực và có quan hệ xã hội rộng rãi sẽ dễ dàng chi phối nhân viên nhà tù cũng như những tù nhân khác - nhân viên Lâm Ưng Côn cho biết.
Mới đây, đầu tháng Hai, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc lật lại vụ án 24 nghi can là cán bộ tư pháp, chánh án, cảnh sát, giám thị trại giam và luật sư ở Quảng Đông đã hỗ trợ cho Trương Hải - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn nước giải khát Kiến Lực Bảo, được giảm án nhiều lần và ra khỏi nhà tù năm 2011. Ông này lập tức cùng người tình bay ra nước ngoài.
Để ngăn chặn các trường hợp tương tự, Tòa án Nhân dân Tối cao tỉnh Quảng Đông vào tháng 4 đã đưa ra các quy định mới về giảm án và quản chế, có hiệu lực từ ngày 1-6. “Cách quản lý tập thể các tù nhân nhắm đến sự công bằng và công lý. Không ai nhận được đặc quyền trong nhà tù này” - ông Lâm khẳng định.
Các nhà tù ở nhiều địa phương, trong đó có Bắc Kinh, Trùng Khánh và Hồ Nam, cũng áp dụng quản lý tập thể đối với những quan chức bị kết án.
Hoạt động chống tham nhũng ở Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012.
Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, năm 2013, có 37.551 trường hợp bị điều tra vì liên quan đến tham nhũng, hối lộ và biển thủ công quỹ. Tổng cộng, có 5.515 người bị truy tố về tội hối lộ, tăng 18,6% so với năm trước đó.