Trung Quốc - “Bầu sữa” dồi dào cho thị trường xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Mặc dù hiện tại là nguồn cung cấp du học sinh lớn nhất thế giới cho các trường đại học và cao đẳng nước ngoài, Trung Quốc sẽ còn có thêm nhiều người trẻ hơn nữa ra nước ngoài học tập trong 5 năm tới - theo chuyên gia tư vấn chính sách giáo dục hàng đầu Trung Quốc.

Trung Quốc - “Bầu sữa” dồi dào cho thị trường xuất khẩu giáo dục

Xu hướng “Tây du”

Yu Minhong, sáng lập viên và Giám đốc điều hành của Tập đoàn New Oriental Education and Technology, đồng thời là thành viên Ủy ban tư vấn chính sách quốc gia, ước tính số du học sinh Trung Quốc hàng năm sẽ đạt đỉnh ở mức 700.000 đến 800.000.

“Dựa trên phát triển kinh tế Trung Quốc và tăng thu nhập hộ gia đình, số du học sinh Trung Quốc sẽ đạt đỉnh trong 5 năm tới. Sau đó sẽ dao động theo tỉ lệ sinh và nền kinh tế hàng năm” - Yu nhận định.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục, 544.500 người Trung Quốc du học nước ngoài trong năm ngoái, gấp hơn 3 lần con số 179.800 người du học nước ngoài năm 2008.

Yu ước tính, vào giai đoạn đỉnh điểm, khoảng 80.000 đến 100.000 học sinh Trung Quốc du học ở bậc tiểu học và THCS; 400.000 đến 500.000 du học bậc đại học; 50.000 đến 100.000 du học các trường nghề.

Năng lực tiếp nhận du học sinh của các trường nước ngoài sẽ hạn chế sự gia tăng du học sinh - Yu phân tích. “Các trường đại học nước ngoài không thể đơn giản mở rộng trường lớp để tuyển sinh” - Yu nói.

Bên cạnh đó, khi có thêm nhiều trường đại học nước ngoài liên kết thành lập phân trường tại Trung Quốc đại lục, như ĐH New York Thượng Hải, một phần nhu cầu giáo dục đẳng cấp quốc tế sẽ được bù lấp.

Yu cũng dự báo một yếu tố làm tăng số học sinh Trung Quốc du học nước ngoài là hiệu ứng của chính sách cho phép sinh con thứ hai mới được thực thi. “Các gia đình có thể sinh con thứ hai thường có điều kiện tài chính tốt” - Yu nhận xét.

Lợi ích dài hạn

Kể từ sau khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu 2008, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh bảo đảm cho hàng nghìn gia đình cho con du học nước ngoài.

Năm ngoái, hơn 90% du học sinh theo hình thức tự túc tài chính và không có sự hỗ trợ nào của nhà nước. Tỉ lệ này vẫn giữ ở mức trên kể từ năm 2012, theo Xu Tao, Vụ trưởng Vụ Quốc tế, Bộ Giáo dục Trung Quốc.

“Các trường đại học tại Mỹ bị ảnh hưởng lớn bởi suy thoái và trở nên “khát” ngân quĩ. Trong thị trường du học sinh quốc tế, người Trung Quốc là hào phóng mở hầu bao nhất cho việc du học. Đó là mối quan hệ 2 bên cùng có lợi” - Yu nói.

Theo Yu thì hơn 80% những người theo đuổi du học ở nước ngoài trở về Trung Quốc sau khi hoàn thành chương trình và đóng góp cho nền kinh tế quốc gia.

“Nhìn về dài hạn, đây là điều tích cực” - Yu nói - “Chính sách của Trung Quốc sẽ tiếp tục khuyến khích du học và người Trung Quốc nhận thức rằng thêm nhiều học sinh du học sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho phát triển dài hạn của đất nước”.

Cũng theo Yu thì du học nước ngoài xây dựng tầm nhìn toàn cầu và mở mang tư duy của học sinh. Yu nói rằng các trường đại học nước ngoài sẽ tiếp tục chào đón học sinh Trung Quốc, không chỉ bởi mục đích tài chính mà còn bởi đa số du học sinh Trung Quốc chăm chỉ và có động cơ học tập cao.

Nếu như trước đây các trường THPT tư nhân ở Mỹ chiếm trọn thị phần du học sinh quốc tế thì gần đây các trường THPT công lập cũng nhảy vào cuộc cạnh tranh. Hiện có chưa tới 5% học sinh Trung Quốc theo học các trường công tại Mỹ nhưng các cơ quan quản lí giáo dục Mỹ đã bắt đầu tìm cách quảng bá và thu hút du học sinh vào trường công để bù đắp ngân sách eo hẹp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.