Cách rửa mặt cho trẻ sơ sinh
Mỗi lần rửa mặt cho trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng bông gòn, đặc biệt là khi trong nhà có nhiều bé, sau khi dùng xong thì mẹ vứt đi để đảm bảo tính an toàn, không gây lây truyền cho những trẻ khác. Hoặc mẹ cũng có thể dùng một cái khăn mặt riêng cho bé được làm từ sợi bông hay 100% cotton, khi giặt khăn, mẹ nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp và không dùng khăn lau mặt để lau các vùng khác trên cơ thể.
Trước hết, mẹ nhúng bông vào nước muối ấm pha loãng để lau mắt cho bé, kéo nhẹ nhàng từ đầu mắt ra đuôi mắt (mỗi ngày lau mắt cho bé 2-3 lần hoặc bất cứ khi nào có ghèn xuất hiện), sau đó dùng miếng bông khác nhúng nước đã được đun sôi để nguội lau trán, má, mũi, miêng, cằm, cổ và vành tai.
Khi rửa mặt cho trẻ sơ sinh, hãy bắt đầu từ mắt
Cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh
Ngay sau sinh, mẹ nên lau sạch mắt bé bằng gạc vô trùng hay bằng khăn riêng. Khăn này phải được nhúng nước sạch và mát.
Sau khi lau mắt, trẻ thường được các nữ hộ sinh nhỏ mắt hay tra thuốc mỡ trong vòng một giờ sau sinh. Chú ý không được để đầu chai thuốc hay đầu ống thuốc chạm vào mắt trẻ.
Bất cứ người nào chạm đến trẻ đều phải rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Khác với thị giác của người lớn, có thể chịu đựng được một khoảng thời gian trước khi được điều trị, mắt của trẻ sơ sinh lại rất dễ bị tổn thương và sẽ để lại di chứng sau này nếu không được chữa trị kịp thời, vì thế nếu nhận thấy mắt trẻ có những biểu hiện bất thường như sưng đỏ, đổ ghèn…thì mẹ phải đưa trẻ đến bác sĩ nhanh nhất có thể.
Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh
Đơn giản và an toàn nhất là mẹ sử dụng nước muối để vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh.
– Giữ trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi bé.
– Ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây. Mẹ có thể dùng dạng xịt hoặc dạng nhỏ.
– Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại. Lấy khăn xô mềm thấm lau nước muối và dịch mũi chảy ra.
– Nếu dịch mũi bé đặc sệt, mẹ có thể thực hiện thao tác hút mũi. Đợi khoảng 2-3 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút dịch nhầy ở 2 lỗ mũi.
Lưu ý:
– Mẹ không nên dùng miệng để hút dịch mũi của bé ra vì mẹ có thể vô tình truyền vi khuẩn sang cho bé, khiến bé gặp phải những căn bệnh khác.
– Đừng rửa mũi trẻ quá nhiều, vì dịch mũi là một dạng chất nhầy bảo vệ tự nhiên ngăn không cho bụi bẩn xâm nhập vào sâu, nếu mẹ cố gắng lấy hết chúng ra, bé sẽ gặp phải những vến đề về hô hấp.
– Tuyệt đối không được dùng nước tỏi để nhỏ mũi cho bé, vì nó có thể khiến cho trẻ bị bỏng, vì niêm mạc mũi của trẻ rất mỏng.
Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh
– Lấy xilanh bơm đầy nước có nhiệt độ bằng thân nhiệt. Không dùng nước lạnh hoặc nóng. Mẹ có thể làm việc này sau khi tắm hoặc gội đầu.
– Hướng đầu xilanh lên trên và nhẹ nhàng bơm đến khi nước bắt đầu ra ngoài. Khi vẫn còn khoảng trống, mẹ hãy hút thêm một chút nước nữa sao cho xilanh đầy chặt nước để không khí không thể lọt vào khi mẹ rửa tai.
– Nghiêng đầu, nhẹ nhàng bơm nước vào ống tai rồi để nó tự chảy ra ngoài. Những ráy tai cộm lên sẽ trôi theo nước.
– Lặp lại tương tự với tai bên kia.
– Nhẹ nhàng lau khô tai. Nhỏ một giọt thuốc nhỏ mắt cùng với cồn vào mỗi bên ống tai. Nó sẽ làm khô tai bằng cách thấm hút chất ẩm.
– Dùng oxy già để làm mềm những ráy tai quá khô và bám chặt. Nhỏ vào mỗi bên tai một giọt, để khoảng 5 phút cho chúng sủi bọt trong tai sau đó làm sạch với tăm bông và nước ấm.
Lưu ý:
– Nếu ráy tai không bong ra dễ dàng, hãy thử sử dụng vài giọt dầu dùng cho trẻ em (nhiệt độ bằng với thân nhiệt) hai lần mỗi ngày trong vài hôm trước khi làm sạch tai với nước.
– Không nên rửa khi tai bị đau, có dấu hiệu mưng mủ, chảy máu, viêm tai hay những vấn đề khác.
– Đừng bao giờ soi tai để lấy ráy tai. Đây là một việc nguy hiểm mà không có tác dụng gì.
– Nếu tai trẻ gặp phải vấn đề, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh
– Chuẩn bị một miếng gạc rơ lưỡi sạch, nước muối sinh lý.
– Rửa sạch tay của mẹ, lấy miếng gạc quấn vào ngón trỏ, thấm nước muối vừa đủ ướt.
– Bế bé lên bằng một tay và giữ ở tư thế thoải mái nhất, đưa tay có quấn gạc vào miệng bé, bắt đầu rơ từ 2 bên má, sau đó đến các nơi khác trong vòm miệng cuối cùng là lưỡi.
– Nhẹ nhàng lau sạch lưỡi cho bé, nếu bé tỏ ra khó chịu, quấy khóc thì mẹ cùng đừng lo lắng quá nhé, hãy trò chuyện, dỗ dành bé trong khi thực hiện động tác sẽ khiến bé thoải mái hơn.
– Việc rơ lưỡi có thể kích thích bé bị nôn ói, do đó mẹ nên rơ lưỡi khi bé đói, tốt nhất là buổi sang sau khi mẹ ngủ dậy.
Có một điều mà mẹ cần ghi nhớ đó là, không được dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinhtrong mật ong cũng chứa độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium, chất gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Nghiêm trọng hơn, chất này còn có thể làm bé rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, có thể dẫn đến tử vong.
Cách vệ sinh vùng kín cho trẻ sơ sinh Đối với bé gái
Bạn chỉ cần rửa phía ngoài mà không cần chà xát hay dùng lực, trừ khi bé “ị” và làm dính vào thì bạn cần phải rửa kỹ hơn một chút.
Dùng khăn mềm, sạch, nhúng ướt, quấn quanh ngón tay của mình và nhẹ nhàng chùi dọc theo các nếp gấp, không cần thiết phải tách môi âm đạo, lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn, không lau rửa sâu bên trong và đừng dùng xà phòng vì sẽ làm cho bé bị rát. Sau khi vệ sinh cho bé xong thì dùng khăn sạch thấm nhẹ lại cho khô, rồi thoa 1 lớp mỏng kem mỡ (loại kem chống kích ứng) xung quanh vùng kín và trên mông bé đế tránh cho trẻ sơ sinh bị hăm, nổi mẩn, để bé nude khoảng 20 phút rồi mới đóng bỉm hoặc mặc quần vào cho bé.
Đồng thời, mẹ nên nhớ, tuyệt đối không bôi bất cứ một loại kem hay thuốc nào lên “cô bé” của con bạn khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
Mẹ không nên dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín cho bé gái
Đối với bé trai Đối với bé chưa cắt bao quy đầu
Dùng khăn mềm nhúng nước sau đó nhẹ nhàng lau sạch các chất bẩn bám bên ngoài dương vật, có thể dùng sữa tắm để rửa, cẩn thận nếu như trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, tránh để nước thấm vào rốn. khi cuống rốn đã rụng mẹ có thể làm vệ sinh và tắm rửa bình thường.
Tuy nhiên, có một điều mẹ cần phải ghi nhớ, không được kéo da bao quy đầu xuống để làm vệ sinh. Lớp màng mỏng dính nó vào dương vật của con sẽ bị rách và chảy máu nếu như bị kéo mạnh. Hãy chờ khi con được 4 tháng – 1 tuổi, khi mà bạn có thể nhẹ nhàng và dễ dàng kéo nó ra sau thì đó mới là lúc có thể làm sạch bên trong.
Đối với bé đã cắt da quy đầu
Bác sĩ khuyến cáo mẹ tuyệt đối không đặt bé vào chậu nước hay bồn nước trước khi vết thương lành hẳn, nếu không bé sẽ có nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Sau khi cắt bao quy đầu, vết thương của con sẽ được quấn gạc, mẹ cần cẩn thận khi cho trẻ đi “giải quyết nỗi buồn” hoăc làm vệ sinh những vùng da khu vực xung quanh, tránh làm ướt gạc khiến vết thương lâu lành.
Mẹ cần dùng một cái khăn mềm, ướt, có chút xà phòng để lau dương vật của con thật nhẹ nhàng, đừng quên vùng bìu của con nữa. Sau đó, dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vết thương của con để giúp vết thương sạch và mau lành. Tiếp tục dùng thuốc mỡ cho đến khi mẹ thấy vùng da ở vết thương của bé chuyển thành màu giống như vùng da xung quanh.