Trò chuyện, đàm thoại: Biện pháp hữu hiệu giúp trẻ khám phá khoa học

GD&TĐ - “Biện pháp đàm thoại là một trong những biện pháp phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá khoa học”. “Biện pháp đàm thoại là một trong những biện pháp phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá khoa học”.

Trò chuyện, đàm thoại: Biện pháp hữu hiệu giúp trẻ khám phá khoa học

Đó là kinh nghiệm của cô Ngô Ái Phượng - Giáo viên Trường mầm non 10/3 Thành phố Buôn Ma Thuột (Đăc Lăk).

Cô Phượng là một giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và vinh dự được tham dự Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non toàn quốc vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức.

Khơi nguồn sáng tạo cho trẻ

Nhờ có biện pháp đàm thoại giữa cô và các bé mà sự hiểu biết của các em về môi trường được củng cố, mở rộng và chính xác hơn, ghi nhớ lâu hơn, sự chú ý có chủ định sâu hơn và ngôn ngữ cũng phát triển một bước cao hơn. 

Theo cô Phượng, thông qua biện pháp đàm thoại trẻ có thể hình dung được những đối tượng mà trẻ chưa có điều kiện tiếp xúc trực tiếp.

Cô Phượng dẫn giải, nhờ hỏi – đáp với cô giáo mà trẻ chưa có điều kiện đi biển thì cũng hình dung mình được đi biển như thế nào. Trẻ chưa có điều kiện ra Hà Nội, chưa được đi viếng lăng Bác... nhưng trẻ cũng có thể hình dung được qua sự trao đổi giữa cô với trẻ và giữa trẻ với trẻ.

Cũng theo cô Phượng, trò chuyện, đàm thoại để giúp trẻ nhớ lại những kinh nghiệm và những kiến thức liên quan đến việc khám phá khoa học. Hình thành ở trẻ một số nề nếp tốt trong học tập như: Biết tập trung chú ý, biết làm theo chỉ dẫn của cô, biết trả lời và nói năng mạch lạc...

Biện pháp này giúp trẻ củng cố vốn từ và làm sâu sắc hơn những biểu tượng mà trẻ đã tri giác được. Thông qua hình ảnh trực quan, tri thức của trẻ lĩnh hội được còn thiếu chính xác, hời hợt và chưa có hệ thống nhưng nhờ có lời giới thiệu, trò chuyện của cô với trẻ mà những tri thức này sẽ được chính xác hoá, sâu sắc và có hệ thống hơn.

Kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu của trẻ

Cô Phượng cùng học sinh của mình
 Cô Phượng cùng học sinh của mình

Khi đã thu hút được sự quan tâm, chú ý, tạo ra được sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động này, giáo viên lần lượt đặt các câu hỏi, đưa ra các vấn đề mà trẻ chưa biết, chưa trả lời được, chưa giải quyết được, để kích thích nhu cầu muốn tìm hiểu nơi trẻ.

Đồng thời đây cũng là cách giáo viên thăm dò những trẻ có lời nói rõ ràng, ngôn ngữ mạch lạc và cũng phát hiện trẻ bị nói ngọng, nói đớt...

Trong quá trình đàm thoại, nếu giáo viên không có biện pháp và thủ thuật xen kẽ thì không khí đàm thoại sẽ trở nên căng thẳng. Vì vậy, cô giáo phải tạo tình huống, câu hỏi phải rõ ràng, lôgic.

Khi hỏi, không nên áp đặt trẻ trả lời “có” hoặc “không”, “ghét” hoặc “thích”, nên cho trẻ xem hình ảnh chiếu rồi trẻ trả lời theo câu hỏi trên màn hình.

Ví dụ: Trong chủ đề thế giới thực vật: Cô cho trẻ xem màn hình đã cài sẵn hình ảnh của các loại trái cây. Khi cô click đến loại quả nào, trẻ sẽ tự nói tên loại quả màu sắc, cách sử dụng,...

Đàm thoại trong lúc quan sát giáo viên phải dùng hệ thống các câu hỏi trong quá trình quan sát. Đa số giáo viên sợ trẻ trả lời không được, thường nói thay trẻ, và cho trẻ nhắc lại. Vì vậy những câu hỏi của cô có khi phải dùng thủ thuật, vì nó có tác dụng kích thích sự tập trung chú ý tự giác đối tượng của trẻ.

Ví dụ: Cho trẻ làm quen với các động vật sống trong rừng: Cô hát những bài hát có tính cách nổi bật của các con vật, sau đó trẻ đoán và nói tên. Cô có thể làm cho quá trình đàm thoại gây hứng thú cho trẻ bằng cách nói về sự sinh sản, ăn uống, trưởng thành của loài vật đó.

Hoặc về chủ đề các con vật nuôi: Đối với lớp mẫu giáo lớn yêu cầu câu hỏi của cô phải cao hơn, tạo cho trẻ sự suy nghĩ nhiều hơn. Ngoài việc cung cấp cho trẻ những thông tin cơ bản của con vật như: có mấy chân? Sống ở đâu? Thuộc giống gì?... cô cần nâng yêu cầu việc đàm thoại cao hơn.

Ví dụ: Những loài vật nào ăn cỏ? Thuộc tính gì? Những loài vật nào ăn thịt? Thuộc tính gì?...

Hoặc cô đặc câu hỏi trẻ nói về tính chất của nước: Nước có màu gì? Mùi gì? Có vị gì? Câu hỏi nâng dần từ dễ đến khó, tại sao nước lại bốc hơi? Nước ở sông suối có bay hơi không? Nước mưa rơi xuống đất chẩy đi đâu? Để kích thích thêm vốn từ của trẻ?.

Đối với tất cả các hình thức đàm thoại nói trên, tuỳ từng tình huống cụ thể, giáo viên phải tạo điều kiện và khuyến khích trẻ đặt câu hỏi lại đối với cô và bạn.

Ví dụ: Về cây xanh, để phát triển thêm lời nói của trẻ, cô tổ chức vừa chơi nhưng vừa phát triển được ngôn ngữ. Yêu cầu lúc này cao hơn. Cô có thể đặt những câu hỏi: thế nào là cây dược liệu? Cây nào là cây lấy gỗ? Cây nào là cây cảnh?...

Và để kích thích thêm vốn từ của trẻ, tình yêu của trẻ đối với cây xanh, cô có thể cho trẻ đọc thơ “Cây Bàng”: Là cây xanh thân yêu và gần gũi với trẻ nhất trong những giờ hoạt động ngoài trời

Hoặc khi đàm thoại về các mùa trong năm, cô kể cho trẻ nghe về mùa xuân và mùa hè. Sau đó cô hỏi trẻ còn mùa nào trong năm mà cô chưa kể để phát triển thêm tư duy, trí nhớ của trẻ và trẻ sẽ dùng lời nói để kể lại những gì mà mình biết.

Ngoài những biện pháp trên giáo viên cần chọn thêm những nội dung đàm thoại về một câu chuyện, một bài hát, một bài thơ hoặc lời độc thoại của trẻ để giúp trẻ biểu đạt ra bên ngoài những suy nghĩ, sự hiểu biết của mình về các đối tượng nhằm củng cố tri thức và phát huy lời nói mạch lạc cho trẻ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.