(GD&TĐ) – Hiến pháp mới của Triều Tiên tuyên bố nước này là quốc gia có trang bị hạt nhân và điều này càng khiến cho những nỗ lực thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân của quốc tế càng trở nên rắc rối – các nhà phân tích vừa cho biết hôm nay (31.5).
Chân dung của ông Kim Jong-Il (phải) và ông Kim Nhật Thành |
Trang web chính thống “Naenara” (đất nước tôi) đã đưa ra văn bản của hiến pháp sau khi được sửa đổi trong một phiên họp quốc hội ngày 13.4.
”Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng quốc gia Kim Jong – Il đã biến tổ quốc thành một quốc gia vô địch về tư tưởng chính trị, một quốc gia được trang bị vũ khí hạt nhân và một cường quốc quân sự bất khuất, mở đường cho việc xây dựng một quốc gia mạnh mẽ, thịnh vượng” – lời mở đầu của tài liệu cho biết.
Hiến pháp trước đây, được sửa đổi lần cuối ngày 9.4.2010, đã không đề cập tới cụm từ “quốc gia được trang bị hạt nhân”.
Sau khi cố lãnh đạo Kim Jong – Il’s qua đời vào tháng 12 năm ngoái, đất nước này đã sửa đổi hiến pháp để tôn sùng những thành tích của cố lãnh đạo này.
Triều Tiên đã phát triển vũ khí hạt nhân trong hàng thập kỷ. Theo thỏa thuận đạt được vào tháng 9 năm 2005 của bàn đàm phán 6 bên, Bình Nhưỡng đã đồng ý loại bỏ các chương trình hạt nhân để có được những lợi ích về kinh tế, ngoại giao và sự đảm bảo về an ninh. Tuy nhiên, cuộc đàm phán 6 bên đã bị ngưng lại kể từ tháng 12 năm 2008. Trong khi đó, Triều Tiên đã tiến hành 2 vụ thử hạt nhân, năm 2006 và 2009.
“Điều này cho thấy rõ rằng Triều Tiên có rất ít ý định từ bỏ các chương trình hạt nhân dưới bất kỳ hoàn cảnh nào” – ông Cheon Sung – Whun của Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc cho biết – “Nếu có một yêu cầu tại bàn đàm phán về từ bỏ vũ khí hạt nhân, Triều Tiên sẽ nói rằng điều này vi phạm hiến pháp”.
Triều Tiên từ lâu đã đối mặt với Mỹ và các liên minh của nước này về những chương trình hạt nhân và phóng tên lửa.
Giáo sư Kim Keun – Sik của ĐH Kyungnam ở Changwon, Hàn Quốc nói rằng hiến pháp sửa đổi này “chắc chắn là tin buồn cho các bên tham gia bàn đàm phán 6 bên”, “việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân thông qua ngoại giao sẽ khó khăn hơn”. Tuy nhiên, ông Kim cũng cảnh báo đối với việc đọc quá nhiều thứ có mục đích tán dương Kim Jong – Il và hiến pháp của Triều Tiên có thể dễ dàng được sửa đổi khi có quyết định của lãnh đạo, trong nhiều năm hiến pháp nước này đã thay đổi 2 lần một năm.
Bàn đàm phán 6 bên bắt đầu từ năm 2003 do Trung Quốc làm chủ tịch và có sự tham gia của Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Nhật.
Quốc Anh (Theo Channelnewsasia)