Sinh viên BVU điều chế thành công Nano Berberine hỗ trợ trị bệnh tiểu đường

GD&TĐ - Võ Nhị Kiều, sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (BVU) đã chế tạo thành công nano berberine-ứng dụng làm thực phẩm chức năng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường.

Sinh viên Võ Nhị Kiều (giữa), Th.S Vũ Thị Hồng Phượng (trái) trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp
Sinh viên Võ Nhị Kiều (giữa), Th.S Vũ Thị Hồng Phượng (trái) trong buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp

Đề tài gắn với thực tế cuộc sống

Dưới sự hướng dẫn của Th.S Vũ Thị Hồng Phượng (Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học BVU) cùng Th.S Mai Ngọc Tuấn Anh (Phòng Công nghệ Nano, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao) Võ Nhị Kiều đã hoàn thành xuất sắc đồ án tốt nghiệp với đề tài “Điều chế Nano Berberine ứng dụng làm thực phẩm chức năng” được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao với nhiều thiết bị máy móc phân tích hiện đại, chính xác.

Trong quá trình thực hiện đề tài, Võ Nhị Kiều đã tìm hiểu rất nhiều tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu trước đây về Berberine và đã thực hiện điều chế Nano Berberine bằng 2 phương pháp: Phương pháp nghiền quay và phương pháp gắn Nano Berberine trên chitosan.

Kết quả thu được đối với phương pháp nghiền quay, kích thước Nano Berberine thu được khoảng 60 nm, còn đối với phương pháp gắn Nano Berberine trên chitosan thu được kích thước Nano BBr khoảng 50 nm.

Sản phẩm Nano Berberine được tạo ra được ứng dụng làm thực phẩm chức năng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường.

Đây là đề tài có tính thực tiễn lớn và thu hút được sự quan tâm của nhiều người bởi việc ứng dụng các hợp chất thiên nhiên từ cây cỏ làm thuốc, thực phẩm chức năng là hướng nghiên cứu được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Mở rộng phát triển dự án

Sinh viên Võ Nhị Kiều trong phòng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao TP.HCM
 Sinh viên Võ Nhị Kiều trong phòng làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao TP.HCM

Với kiến thức chuyên sâu và thái độ làm việc chuyên nghiệp, sau khi hoàn thành đồ án tốt nghiệp, Võ Nhị Kiều được giữ lại làm việc tại Phòng Công nghệ Nano, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao để tiếp tục thực hiện mở rông đề tài nhằm mục đích thương mại hóa sản phẩm Nano Berberine.

Trước đó, từ các đề tài nghiên cứu khoa học trên giảng đường, sinh viên BVU đã triển khai thành công nhiều sản phẩm vào thực tế, tiêu biểu như: Đề tài “Chiết xuất tinh dầu lá Bạch đàn bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước” của sinh viên Đoàn Ngọc Dũng, lớp DH12HD ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học đã phát triển thành sản phẩm với thương hiệu Tinh dầu Nathea (tỉnh Kiên Giang).

Dự án "Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây Cacao thuần Việt" do anh Nguyễn Văn Tới cùng nhóm sinh viên khoa Kinh tế (nay Viện QLKD) thực hiện…

Với định hướng đào tạo ra các kỹ sư vừa có kiến thức chuyên sâu, vừa có những kỹ năng nghề nghiệp tốt, BVU không ngừng nỗ lực về việc nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao NCKH cho sinh viên tạo tiền đề cho sự phát triển của các em sau khi ra trường, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chỉ riêng ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học, 1/3 SV chưa tốt nghiệp đã có việc làm, 20 SV được giữ lại làm việc sau khi thực tập. Điều này khẳng định về cơ hội việc làm và chất lượng đào tạo của các em SV học tập tại trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.