Phong trào Đoàn trong trường học phải gắn với 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của ngành Giáo dục

GD&TĐ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nhấn mạnh điều này tại Hội nghị cán bộ Đoàn trường học toàn quốc năm học 2017 – 2018 được tổ chức ngày 12/7 tại Hải Phòng.

Phong trào Đoàn trong trường học phải gắn với 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp của ngành Giáo dục

Hai cơ quan đã phối hợp chỉ đạo tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, chủ động liên hệ với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động tổ chức các hoạt động tuyển dụng, hướng nghiệp cho sinh viên thông qua 1.280 ngày hội việc làm thu hút 509.977 lượt HSSV tham gia; qua đó cơ bản đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tìm hiểu về nghề nghiệp của học sinh, nhu cầu việc làm của sinh viên gắn với yêu cầu của xã hội.

Theo báo cáo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, một trong những kết quả nổi bật trong công tác phối hợp giữa ngành Giáo dục với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đó là, tổ chức hoạt động tư vấn hỗ trợ, phân luồng, định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp, việc làm và tạo môi trường để HSSV học tập, rèn luyện góp phần phát triển nguồn lực chất lượng cao.

Theo đó, công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp, khởi nghiệp trong HSSV đã được ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quan tâm chỉ đạo. Trong đó chú trọng các biện pháp phân luồng, định hướng nghề nghiệp.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội nghị
 Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa ghi nhận và biểu dương những kết quả trong công tác phối hợp giữa Bộ GD&ĐT và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Hai ngành đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động, cuộc thi, diễn đàn thiết thực, hiệu quả như: Cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tên gọi “Ánh sáng soi đường”, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc dành cho học sinh THPT “Tự hào Việt Nam”, chương trình “Sinh viên với biển đảo Tổ Quốc”, diễn đàn “Xây dựng tình bạn đẹp - Nói không với bạo lực học đường”, “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” …

Các đại biểu tham dự hội nghị
 Các đại biểu tham dự hội nghị

Bộ GD&ĐT đánh giá cao chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” hỗ trợ sinh viên, giảng viên trẻ đưa ra các ý tưởng, sáng kiến nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới hoạt động dạy học và chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tôn vinh các giáo viên cắm bản; tôn vinh cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng tham gia công tác dạy học, xóa mù chữ cho học sinh vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo…

 
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa

Bên cạnh đó, các giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam”, “Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc”, Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế dành cho học sinh trung học.... đã tạo môi trường và động lực thi đua học tập sáng tạo cho đông đảo học sinh, sinh viên...

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong năm học 2017 – 2018 vừa qua vẫn còn một số hạn chế như: Một số cấp ủy, nhà trường chưa quan tâm đúng mức đến công tác Đoàn, Hội, Đội. Vẫn còn tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm đạo đức, lối sống, ứng xử thiếu văn hóa. Tình hình bạo lực học đường vẫn xảy ra tại một số trường học, đặc biệt là học sinh phổ thông...

Văn nghệ chào mừng
Văn nghệ chào mừng 

Để khắc phục những hạn chế và phát huy kết quả đã đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị, hai bên cần rà soát, xây dựng chương trình, hoạt động cụ thể trong từng năm học đảm bảo tính ổn định, thiết thực và hiệu quả trong việc triển khai, thực hiện tốt 5 nội dung lớn trong chương trình phối hợp.

Các phong trào triển khai trong trường học phải gắn với 9 nhiệm vụ trọng tâm và 5 giải pháp quan trọng của ngành Giáo dục, gắn với nhiệm vụ chính trị của lãnh đạo nhà trường...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.
Minh họa/INT

Khai mở động lực tăng trưởng mới

GD&TĐ - Về tổng thể, kết thúc quý I/2024, kinh tế Việt Nam được đánh giá là có nhiều điểm sáng nhưng thực tế, các doanh nghiệp vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn.