Hoạt động thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ: Nhiều mô hình sáng tạo

GD&TĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phối hợp với Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN và Trung ương Đoàn TNCS HCM tổ chức hội nghị tổng kết chương trình phối hợp hoạt động trong công tác thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ giai đoạn 2011-2015. 

Hoạt động thanh niên, thiếu niên Chữ thập đỏ: Nhiều mô hình sáng tạo

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng Phó chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN Đoàn Văn Thái, Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Long Hải chủ trì hội nghị với sự tham gia của đông đảo đại diện các đơn vị tham gia triển khải chương trình phối hợp trong toàn quốc.

Theo thống kê của các tỉnh, thành Hội, cả nước hiện có 3.626.334 thanh thếu niên chữ thập đỏ, sinh hoạt tại hơn 18.820 chi hội Chữ thập đỏ trong các trường học từ THCS đến PTTH, CĐ, ĐH và trên địa bàn dân cư trên toàn quốc, trong đó số lượng thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong trường học chiếm trên 90%.

Nhiều tỉnh, thành Hội phát triển được 100% các trường học, cơ sở giáo dục có chi hội/ hội chữ thập đỏ cơ sở với các hoạt động nề nếp, hiệu quả,

Theo đánh giá chung, hoạt động thanh thiếu niên Chữ thập đỏ có nhiều chuyển biến tích cực trong hình thức, phương pháp, nội dung hoạt động.

Thông qua hoạt động, việc giáo dục long nhân ái, tinh thần tương than và sẻ chia, hiểu biết về Hội chữ thập đỏ, phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, các chủ trương, chính sách của Nhà nước về chính sách nhân đạo… được đẩy mạnh và đạt hiệu quả tốt, thu hút được sự quan tâm và tham gia của đông đảo lực lượng học sinh, sinh viên, giáo viên trường học, thanh niên trên địa bàn dân cư.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe học đường, nội dung nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu, phòng chống các dịch bệnh trong học đường và vệ sinh dinh dưỡng học đường là hoạt động trọng tâm được các tỉnh, thành Hội triển khai. Hoạt động chủ yếu gồm kỹ năng sơ cấp cứu, sơ cấp cứu lồng ghép`trong ứng phó thiên tai.

Sơ cấp cứu lồng ghép kiến thức về Luật giao thông đường bộ, kỹ năng sơ cứu đuối nước và phòng chống tai nạn đuối nước, cách giữ an toàn trong mùa mưa lũ, phòng chống các bệnh học đường, hội thi kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu học đường, nhận biết biển báo và an toàn giao thông.

Phong trào “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đã được các tỉnh, Thành hội coi như phong trào nòng cốt tổ chức thực hiện, vận động sáng tạo và lồng ghép cùng với các phong trào do Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn phát động…

Từ các cuộc vận động và các phong trào, danh sách các giáo viên và học sinh có hoàn cảnh khó khan tại các trường, tại các địa bàn đã được khảo sát lập hồ sơ và xây dựng phương án hỗ trợ.

Hình thức hỗ trợ được các tỉnh, thành tổ chức rất đa dạng và thiết thực, gồm trao học bổng, miễn giảm học phí, tặng sách vở đồ dùng học tập và đồng phục đến trường, tặng bảo hiểm y tế và thân thể, xây dựng nhà tình thương…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định ý nghĩa của chương trình và đánh giá cao kết quả đạt được trong thực hiện 4 nội dung của chương trình phối hợp của 3 ngành trong 5 năm qua.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Công tác phối hợp của 3 ngành chặt chẽ, có kế hoạch và đồng bộ, các bên đều chủ động triển khai công tác theo chỉ đạo chung, sáng tạo trong công tác phối hợp.

Kết quả cho thấy, đã hỗ trợ được nhiều học sinh có thêm động lực vươn lên trong học tập. Các hoạt động đó đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường., duy trì sĩ số học sinh ở địa bàn khó khăn và đảm bảo quyền được đến trường cho trẻ em.

Để chương trình phối hợp của ba ngành trong giai đoạn 2016-2021 đi vào chiều sâu trong hoạt động và hiệu quả hơn, các nội dung phối hợp và chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS HCM và Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN vể công tác thanh thiếu niên chữ thập đỏ cần làm tốt hơn, bài bản hơn và coi trọng những vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước …

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ