Cô sinh viên ngành địa lý học khởi nghiệp từ ý tưởng bảo vệ môi trường

Sinh ra và lớn lên tại vùng biển, chứng kiến cảnh rác thải từ chai nhựa tràn ngập các bãi biển tại Fair Harbor, Jake trở nên lo ngại khi chứng kiến môi trường sống quanh anh đang ngày càng xuống cấp, cô đã quyết định thực hiện ý tưởng.

Jake và em trai Caroline - Ảnh Internet
Jake và em trai Caroline - Ảnh Internet

Sinh ra và lớn lên tại vùng biển, chứng kiến cảnh rác thải từ chai nhựa tràn ngập các bãi biển tại Fair Harbor, Jake trở nên lo ngại khi chứng kiến môi trường sống quanh anh đang ngày càng xuống cấp. Là một sinh viên ngành địa lý học nên cô hiểu rõ về mối nguy hại này đối với môi trường.

""Là một sinh viên ngành địa lý học, tôi hiểu rất rõ tác động tiêu cực của phế thải từ nhựa tới môi trường biển. Caroline và tôi quyết định phải hành động để bảo vệ môi trường và quê hương. Nhiều người không biết rằng polyester được tạo ra từ nhựa"", Jake cho hay.

""Thay vì sử dụng chất liệu nhựa mới để tạo nên sợi, chúng ta có thể tận dụng từ những chai nhựa vứt đi đã được tái chế. Quá trình không hề phức tạp như chúng ta tưởng tượng"" Jake chia sẻ.

Năm 2015, Jake (21 tuổi) và em trai của mình Caroline (18 tuổi) đem giải pháp bảo vệ môi trường có tính khả thi cao (ý tưởng tái chế chai nhựa thành quần áo) đến trước hội đồng các chuyên gia trong một chương trình khởi nghiệp.

Ý tưởng độc đáo đem về cho 2 chị em số vốn đầu tư lên tới 20.000 USD để chạy startup mang tên Fair Harbor Clothing. Sau đó, hai nhà sáng lập tiếp tục kêu gọi được số vốn gần 25.000 USD từ quỹ đầu tư Kickstarter.

3 năm sau, khi hoạt động kinh doanh của Fair Harbor phát triển nhanh chóng, Cô gái Jake và người đồng sáng lập em trai Caroline hợp tác cùng hãng thời trang Brooklyn Fashion và Design Accelerator mở rộng ngành hàng, từ quần đùi cho nam sang đồ bơi dành cho phụ nữ. Trung bình, cứ một chiếc quần đùi được tái chế từ 11 chai nhựa.

Jake cho biết, chai nhựa làm nguyên liệu được thu gom từ các nhà máy tái chế nhựa trên khắp thế giới. Tất cả chai nhựa dùng để tái chế, sau đó tại nhà máy các công nhân sẽ tiến hành phân loại và cắt thành những mảnh nhỏ xíu. Sau đó, vo chúng lại thành từng viên nhỏ, nấu chảy và xe thành sợi, để cuối cùng trở thành chất liệu được sử dụng cho ngành may mặc. Khi đã có sản phẩm hoàn thiện, 2 CEO bắt đầu chiến dịch quảng bá sản phẩm bằng các sự kiện với 200 sự kiện được tổ chức tại khu vực dọc bờ biển Đông Hoa Kỳ.

Ý tưởng sản xuất đồ bơi từ nhựa tái chế gắn liền với ý thức bảo vệ môi trường biển, Jake một trong những nhà sáng lập dự án chia sẻ: "Với cương vị là sinh viên ngành Địa lý học, tôi hiểu rõ tác động của rác thải đến môi trường biển. Vì thế, tôi và Caroline quyết định phải làm gì đó để bảo vệ vùng biển quê hương".

Không chỉ tập trung vào đồ bơi từ nhựa tái chế, Fair Habor còn sử dụng phế thải từ quả dừa để sản xuất quần short. Theo đó, lớp cùi dừa cũng sẽ qua xử lý để tạo thành sợi Polyester. Jake cho biết, đây là các thành phần kháng khuẩn từ tự nhiên, nên rất phù hợp với các hoạt động ngoài trời. Trong đó bao gồm 80% là chai nhựa tái chế, phần còn lại là cotton, với một lượng nhỏ vải sợi spandex. Vào mùa hè này, Fair Habor đã ra mắt bộ sưu tập đầu tiên.

Theo Thế giới trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ