Trật tự thế giới khi cơn bão Covid-19 qua đi

Trật tự thế giới khi cơn bão Covid-19 qua đi

Diện mạo thế giới khi Covid-19 qua đi

Toàn cầu hóa không còn là một quá trình mà hiện hữu. Thái độ cởi mở giữa các nước ngày càng được cân bằng so với việc thắt chặt an ninh. Biên giới ngày càng có ý nghĩa hơn. Nhà nước đã lấy lại vị thế của một diễn viên chính trên sân khấu chính trị thế giới. 

Công cụ mới nhất của nó là công nghệ kỹ thuật số bảo đảm có thể kiểm soát các hoạt động của xã hội một cách khoa học và chính xác. Sự đối lập của dân chủ và độc tài ngày càng mờ dần, thay vào đó là sự khác biệt về chất lượng và hiệu quả quản trị. Quyền của công dân được cân bằng với trách nhiệm của họ, việc thực hiện được bảo đảm bởi một hệ thống giám sát toàn diện.

Các quốc gia thành công nhất là những quốc gia có chỉ số đoàn kết xã hội. Mức độ cạnh tranh giữa các cường quốc không hề suy yếu, nếu không muốn nói là trầm trọng hơn. Trong vấn đề này chủ yếu là một cuộc đấu tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc chiến hứa hẹn sẽ kéo dài và khốc liệt, nhưng có thể giả định rằng, cuối cùng, Mỹ khó có thể đánh bại được Trung Quốc và tất nhiên, Bắc Kinh sẽ không thay thế được Washington.

Đại dịch Covid-19 đã đặt cả hai cường quốc, hệ thống y tế và chế độ chính trị của họ dưới sự giám sát nghiêm túc. Cả hai quốc gia đã phạm sai lầm ngay từ đầu do bộ máy quan liêu của họ, nhưng sau đó, họ bắt đầu tích cực và quyết liệt chống lại sự lây lan của virus.

Vốn rơi vào rắc rối trước, nhưng Trung Quốc đã có thể kiểm soát được tình hình, trong khi đó, nước Mỹ, nơi đã trở thành tâm chấn mới của cuộc khủng hoảng vẫn chưa làm được điều đó.

Và thay đổi cuộc sống của nhân loại

Những nhận xét đầu tiên cho thấy: Mặc dù có tiềm năng to lớn nhưng Mỹ không giống như một hình mẫu cho phần còn lại của thế giới trong việc tổ chức y tế và trật tự công cộng. Với slogan “Nước Mỹ trên hết”, Washington đã từ bỏ vai trò lãnh đạo trong chiến dịch quốc tế để giúp các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi virus. Trái lại, Trung Quốc đã thể hiện khả năng tổ chức và tự tổ chức trong nước và đang cố gắng thực hiện vai trò “cứu tinh của nhân loại”.

Đại dịch đã giáng một đòn chí mạng vào sự thống nhất của Liên minh châu Âu, vốn đã bị hủy hoại bởi những bất đồng về nhập cư và tài chính. Tuy nhiên, EU sẽ không sụp đổ, trái lại có thể có thêm thành viên mới - trong thời kỳ khủng hoảng, quá trình gia nhập liên minh của Albania và Bắc Macedonia đã bắt đầu. Có điều, EU ngày càng giống như một liên minh các quốc gia, thay vì một cấu trúc siêu quốc gia. Chính vì vậy, vai trò của Brussels sẽ giảm, trong khi vai trò của các nước thành viên, đặc biệt là các nước lớn sẽ tăng lên…

Các chính phủ và xã hội Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã vượt qua bài kiểm tra khốc liệt mang tên Coronavirus. Trong bối cảnh mâu thuẫn leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, lợi ích quốc gia và tình đoàn kết cộng đồng có thể trở thành nền tảng cho một chính sách độc lập hơn của những quốc gia này.

Vào thời điểm hiện tại thật khó để nói về hậu quả của đại dịch đối với Ấn Độ. Có điều, các biện pháp quyết liệt của Thủ tướng Narendra Modi (nếu thành công và giúp hạn chế sự lây lan của virus ở đất nước này) có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống chính trị Ấn Độ theo hướng thành lập một cơ quan trung ương mạnh hơn dựa trên số đông Ấn Độ giáo và chính sách đối ngoại tích cực của New Delhi.

Với LB Nga, nơi mà tính hợp pháp của quyền lực theo truyền thống không dựa trên hiến pháp, mà phần lớn dựa vào đánh giá của người dân về các hành động cụ thể của người đứng đầu cùng các quan chức cấp dưới, Covid-19 có thể là yếu tố quan trọng trong việc quyết định vấn đề quyền lực - chính sách và thành phần của nó.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ