Xây dựng Lớp học hạnh phúc từ tình yêu thương

GD&TĐ - Mỗi người đều có quan điểm khác nhau về giờ học, tiết học hạnh phúc nhưng dù có như thế nào thì đều nói đến cảm xúc tích cực của cả người dạy và người học.

Cô Bùi Thị Ngọc Lan tham gia Hội giảng mùa xuân của Trường THTP Hoàng Cầu. Ảnh: NVCC
Cô Bùi Thị Ngọc Lan tham gia Hội giảng mùa xuân của Trường THTP Hoàng Cầu. Ảnh: NVCC

Thầy – trò chủ động

Đó là chia sẻ của cô Bùi Thị Ngọc Lan – giáo viên Ngữ văn Trường THPT Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội). Theo cô Lan, ở Lớp học hạnh phúc, giáo viên làm tròn vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, là người nhạc trưởng của giờ học.

Học trò được tôn trọng cảm xúc, thoả sức bộc lộ năng lực, suy nghĩ, được chia sẻ, được lĩnh hội kiến thức để giải quyết các tình huống liên quan đến bài học và cuộc sống. Đặc biệt, trong các giờ học hạnh phúc hay tiết học hạnh phúc, ở đó cả thầy - trò đều chủ động, tích cực và tràn đầy hứng khởi…

Để xây dựng Lớp học hạnh phúc đỏi hỏi giáo viên phải thay đổi. “Chúng tôi đã xây dựng mục tiêu Trường THPT Hoàng Cầu – ngôi trường hạnh phúc của mỗi học sinh thân yêu, với những tầm nhìn, chiến lược rõ ràng, cụ thể; lộ trình thực hiện trước đó chúng tôi còn lúng túng chưa xác định mục tiêu, mới chỉ thực hiện nhiệm vụ chính trị theo điều lệ phổ thông” – cô Lan trao đổi.

Cô Lan Viện dẫn về những thay đổi: Thứ nhất, trong cách nghĩ: Phát huy quyền tự chủ trong việc kế hoạch giáo dục phù hợp với đặc thù nhà trường; tự chủ trong chương trình đào tạo để tạo nên sự khác biệt và mang lại những quyền lợi tốt nhất cho học trò. VD: dạy Kĩ năng sống; Dạy tin học MOS chứng chỉ Hoa Kì ….

Thứ hai thay đổi trong cách làm: Thực chất - Hiệu quả. Vì thế chúng tôi đổi mới, sáng tạo không ngừng. Thực hiện các phương pháp dạy học mới: Tiếp cận dạy học trải nghiệm; tiếp cận giáo dục STEM…

Cho rằng, gốc rễ của việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” chính là tình yêu thương; cô Lan nhấn mạnh, mọi ứng xử của các thành viên trong lớp học đều xuất phát từ trái tim thì sẽ nhận hạnh phúc.

Cô Bùi Thị Ngọc Lan tham gia Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi” do Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức. Ảnh: Thế Đại
Cô Bùi Thị Ngọc Lan tham gia Chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Trường học hạnh phúc: Thầy – trò cùng thay đổi” do Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức. Ảnh: Thế Đại

Đổi mới sáng tạo - nhu cầu tự thân

Trao đổi về quan điểm: “Xây dựng Trường học hạnh phúc, Lớp học hạnh phúc - Nói thì dễ, nhưng làm mới khó”, cô Lan chia sẻ: “Thật sự tôi không nghĩ: Xây dựng Trường học hạnh phúc, Lớp học hạnh phúc - nói thì dễ. Bởi lẽ, nói về vấn đề này không dễ chút nào khi bạn không xuất phát từ những trải nghiệm thay đổi của thực tiễn. Bạn sẽ nói ra một thứ luân lí xáo rỗng. Chúng ta phải có sự thực hành, hiểu rõ bản chất, giá trị của nó thì chúng ta mới mạnh dạn nói dễ được”.

Đồng ý với ý kiến “Xây dựng Trường học hạnh phúc, Lớp học hạnh phúc thật là khó”; cô Lan cho rằng, khó khăn lớn nhất là mọi nguồn lực xã hội chưa hiểu rõ bản chất và giá trị của trường học hạnh phúc mang lại nên chưa có nhiều những động thái ủng hộ tích cực, mạnh mẽ cho mô hình này.

“Năm học 2020-2021, Trường THPT Hoàng Cầu đã tăng cường công tác truyền thông giáo dục; lan tỏa những thành công của mô hình Lớp học hạnh phúc, Trường học hạnh phúc qua các hội thảo: Chia sẻ kĩ năng truyền thông để xây dựng Trường học hạnh phúc ngày 28/6/2020; Chúng em lan tỏa hạnh phúc qua công tác truyền thông; Thầy cô truyền cảm hứng trong giờ học hạnh phúc… để khẳng định ý nghĩa, giá trị nhân văn của mô hình này…” – cô Lan chia sẻ.

"Lớp học hạnh phúc chính là nơi an trú an toàn, là sân chơi sáng tạo, là tình thân gia đình ấm áp, là “thanh xuân rực rỡ” của học sinh. Nơi đó, các em sẽ thụ hưởng những quyền lợi, sẽ nhận thức được trách nhiệm của bản thân, chủ động sống tích cực, “tự khẳng định mình” và ước mơ".
Cô Bùi Thị Ngọc Lan

Khẳng định, đổi mới sáng tạo trong dạy học trở thành nhu cầu tự thân của giáo viên, cô Lan cho rằng, nếu người giáo viên không chủ động, đổi mới, sáng tạo thì sẽ bị tụt hậu.

“Tôi luôn chủ động đổi mới trong dạy và học. Thứ nhất, đổi mới trong tư duy dạy học: Mỗi bài giảng Ngữ Văn của tôi đều gắn với những câu chuyện, những tình huống thực tiễn trong cuộc sống để các con nhìn nhận, bày tỏ quan điểm của mình, từ đó phát huy tư duy phản biện… 

Thứ hai, đổi mới phương pháp giảng dạy: Tạo sinh khí cho lớp học, tôi áp dụng những phương pháp dạy học tiên tiến: Dạy học dự án, Dạy học trải nghiệm; Dạy học chủ đề tích hợp liên môn; Đưa hiệu ứng âm nhạc vào trong giờ học Ngữ Văn; Kĩ năng đặt câu hỏi để phát triển năng lực học sinh; sân khấu hóa tác phẩm Văn học…”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba

Kiev khẳng định không có Kế hoạch B

GD&TĐ - Ngoại trưởng Ukraine cho biết, Kiev không có kế hoạch B cho cuộc xung đột với Nga nếu Quốc hội Mỹ từ chối phê duyệt thêm viện trợ quân sự cho nước này.
Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…