Triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến trong trường sư phạm

Triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến trong trường sư phạm

Trong thời gian qua, đơn vị tổ chức chủ trì (Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) và nhóm nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu, đề xuất giải pháp và mô hình tổ chức thực hiện nhằm vận dụng chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục" do PGS. TS Nguyễn Thám làm chủ nhiệm, đã triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục của nhà trường, đáp ứng sự hài lòng của sinh viên trong dịch Covid-19.

Theo nhóm nghiên cứu, trước khi Bộ GD&ĐT, ĐH Huế ban hành công văn hướng dẫn dạy học từ xa, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đã chủ động triển khai dạy học trực tuyến cho tất cả các ngành đào tạo.

Nhà trường có đủ kiều kiện để phát huy dịch vụ giáo dục trực tuyến một cách triệt để, bởi dịch vụ này đã được trường quan tâm phát triển trong thời gian khá dài.

Một trong những dịch vụ giáo dục tiên tiến nhất được phát huy hiệu quả là dạy học trực tuyến qua hệ thống E-learning do các chuyên gia công nghệ thông tin và giảng viên của Trường xây dựng từ năm 2018.

Các kịch bản dạy học E-learning cũng như các quy định trong đào tạo trực tuyến đã được xây dựng. Nhà trường cũng đã thử nghiệm dạy học E-learning cho các hệ bồi dưỡng và được học viên đánh giá cao.

E-learing có rất nhiều ưu điểm để đào tạo trong bối cảnh hiện tại: các tài liệu dạy và học được cập nhật liên tục; dễ dàng quản lý thời gian giảng dạy của giảng viên và thời gian học tập của người học; hỗ trợ giảng viên xây dựng các bài học trực tuyến dưới dạng web, video; hỗ trợ tốt trong việc xây dựng các bài tập đánh giá thường xuyên và cuối học phần dưới các dạng tự luận, trắc nghiệm, phân nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

Điều này góp phần nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu của sinh viên nhưng vẫn đảm bảo cho việc đánh giá quá trình để làm cơ sở kết quả đánh giá học tập cuối kỳ cho giảng viên.

Riêng điểm thi kết thúc học phần, để đảm bảo chất lượng chuyên môn thì Phòng Đào tạo ĐH, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục cùng các Khoa chuyên môn sẽ thảo luận để quyết định công nhận kết quả phù hợp với từng loại hình học phần.

Triển khai hiệu quả dạy học trực tuyến trong trường sư phạm ảnh 1
Hệ thống dạy học trực tuyến e-learing do kĩ thuật viên của Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế xây dựng.

Đặc biệt, để giải quyết những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình học trực tuyến, Nhà trường đã sử dụng các dịch vụ hỗ trợ học tập thông qua fanpage hoặc các nhóm kín trên các trang mạng xã hội của giảng viên… Các dịch vụ này được cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên hết sức ủng hộ bởi tính tiện ích mà nó mang lại.

Được biết, trong những năm học tiếp theo, chủ trương của Ban Giám hiệu nhà trường là tiếp tục giảng dạy trực tuyến bởi những hiệu quả mà nó mang lại. Đặc biệt, Trường đang lấy ý kiến tham vấn với các đơn vị đối tác về kế hoạch dạy học trực tuyến cho các hệ liên thông, văn bằng 2 và các hệ bồi dưỡng. Nhà trường cũng đã chia sẻ hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning cho các đơn vị trong ĐH Huế.

Trong thời gian giãn cách xã hội, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế vẫn tổ chức làm việc, giải quyết công văn và tiến hành các cuộc họp theo định kì qua hệ thống trực tuyến đảm bảo tiến độ công việc.

Đặc biệt, trong mùa tuyển sinh năm nay, Trường đã chuyển đổi toàn bộ các hoạt động tư vấn tuyển sinh trực tiếp qua tư vấn tuyển sinh trực tuyến, thu hút hơn 3 nghìn lượt theo dõi của các em học sinh trên toàn quốc với nhiều câu hỏi liên quan đến các ngành học mà Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đang đào tạo.

Sau hơn 2 tháng triển khai, để nâng cao việc dạy và học cùng các dịch vũ hỗ trợ giáo dục, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế đã tiến hành khảo sát trực tuyến đối với giảng viên và sinh viên; từ đó thu nhận được nhiều ý kiến tích cực thể hiện sự hài lòng của giảng viên, sinh viên đối với các dịch vụ giáo dục trực tuyến, đặc biệt là giảng dạy trực tuyến của trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Quảng bá di sản

GD&TĐ - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đã được hơn 10 năm (6/12/2012).