Thầy cô cùng thay đổi để kiến tạo ngôi trường hạnh phúc

GD&TĐ - Ở Trường THPT Hoàng Quốc Việt, tỉnh Quảng Ninh, mỗi giáo viên đang nỗ lực đổi thay để kiến tạo nên những điều tốt đẹp trong ngôi trường hạnh phúc, mỗi thầy cô giáo luôn là một tấm gương đạo đức.

Thầy cô cùng thay đổi để kiến tạo vươn tới những điều tốt đẹp hơn.
Thầy cô cùng thay đổi để kiến tạo vươn tới những điều tốt đẹp hơn.

Đổi thay để kiến tạo

Nhà giáo Vũ Thị Thu Huyền, hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Quốc Việt cho biết: Để xây dựng trường học hạnh phúc đã nhiều năm nay Trường THPT Hoàng Quốc Việt đã xây dựng một số giải pháp, hành động cụ thể. Đặc biệt trong đó là đẩy mạnh xây dựng văn hóa ứng xử trong nhà trường, giữa giáo viên với giáo viên phải có sự yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ đồng nghiệp trong đời sống vật chất và tinh thần, hỗ trợ đồng nghiệp cùng học tập rèn luyện bổ xung những kĩ năng nghiệp vụ sư phạm những tình huống trong và ngoài nhà trường. Chỉ khi từng giáo viên cảm nhận được niềm vui cùng đồng nghiệp mỗi khi đến trường, các thầy cô mới thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người cao quý.

Công đoàn trường dưới sự điều hành của cô Vũ Thị Ngọc Trâm, và Hội chữ Thập đỏ nhà trường mà cô Nguyễn Thị Tuyết Minh là chủ tịch hội hàng năm luôn có sự hỗ trợ vật chất và tinh thần cho giáo viên, tổ chức Tết sum vầy, đến thăm và tặng quà giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, gắn kết đồng nghiệp trong những chuyến thăm quan học tập. Cùng nhau nâng cao nghiệp vụ, nhóm giáo viên CNTT hỗ trợ đồng nghiệp về ứng dụng dạy học trực tuyến như thấy Dương Minh Khoa - Phó hiệu trưởng nhà trường, Cô Phạm Thị Bích Thảo - GV Tin học. Có thể nhận thấy điều này khi nhóm zalo trường tiếp nhận và cùng giải quyết những vướng mắc, tình huống khó giải quyết của giáo viên.

Cả cô và trò đều cảm nhận hạnh phúc trong mỗi ngày đến trường
Cả cô và trò đều cảm nhận hạnh phúc trong mỗi ngày đến trường

Thầy cô đổi thay tạo văn hóa ứng xử của giáo viên với học sinh, đó là sự yêu thương, tôn trọng và bảo vệ học trò. Từng thầy cô đã chủ động đổi mới giờ sinh hoạt lớp, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh: ngay từ đầu năm học nhà đã xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm trong đó kế hoạch tổ chức sinh hoạt lớp theo các chủ đề nhằm bổ trợ kiến thức, bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm sống cho học sinh.Thông qua đó học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm, nhận thức, quan điểm cá nhân... vốn dĩ chưa bày tỏ được với cha mẹ. Học sinh đã được lắng nghe, được bày tỏ, được tư vấn...để hiểu hơn về chính mình như các tiết sinh hoạt lớ.

Xây trường học hạnh phúc

Đẩy mạnh vai trò của công tác giáo viên chủ nhiệm, trong đó vai trò GV chủ nhiệm là người tiếp nhận cảm xúc và định hướng hành vi của học sinh và đồng thời cũng là người trung gian để hòa giải các mâu thuẫn giữa hs với học sinh hoặc với cha mẹ, nhiều giáo viên chủ nhiệm tiêu biểu. Cô giáo Nguyễn Thị Hương cho biết, chúng tôi đã tạo nhóm trò chuyện trên Facebook, zalo chia sẻ các vấn đề trong học tập, trong các mối quan hệ, trong cuộc sống. Các GV chủ nhiệm cùng tạo các nhóm cho lớp giúp các thành viên tham gia nhóm có thể trao đổi những vấn đề liên quan đến học tập, đời sống tình cảm, những khó khăn trong các mối quan hệ; tâm sự những điều khó nói với cha mẹ, thầy cô, bàn luận các vấn đề xã hội… Đây thực sự là kênh thông tin hết sức hữu ích mà GV nắm bắt được tâm tư tình cảm của học sinh.

Bổ ích và lý thú trong những buổi học ngoại khóa
Bổ ích và lý thú trong những buổi học ngoại khóa

Còn với cô giáo Lê Thị Thanh Mai, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy, thay đổi phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm để phát huy năng lực và hình thành phẩm chất cho học sinh, tạo hứng thú trong học tập. Với hình thức giáo dục Steam, các thầy cô đã hướng dẫn học sinh ứng dụng các kiến thức đã học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn hông qua cuộc thi Khoa học kĩ thuật có 4 sản phẩm dự thi cấp tỉnh trong đó 1 giải ba, 1 giải khuyến khích.

Còn với cô giáo Trần Thị Thùy Dung, việc tích hợp trong giảng dạy giáo dục đạo đức cho học sinh các thầy cô giáo đã tích hợp giáo dục đạo đức về truyền thống gia đình, tình yêu thương, nghĩa vụ, trách nhiệm... và kĩ năng sống cho học sinh để các em không chỉ có kĩ năng mà còn hình thành lí tưởng cao đẹp và bỗi dưỡng để các em có tâm hồn phong phú

Hiệu trưởng Vũ Thị Thu Huyền, chia sẻ thêm: "Chúng tôi đã đẩy mạnh tổ chức các hoạt động có sự tham gia của cha mẹ học sinh: tạo sự gần gũi thấu hiểu giữa phụ huynh với giáo viên, phụ huynh với học sinh để gắn kết và phát huy tài năng như:  tổ chức các hoạt động ngoại khóa tham quan học tập trong và ngoài tỉnh cho học sinh để giải tỏa những căng thẳng trong học tập, gắn kết giũa các thành viên trong lớp, thăm quan học tập, trải nghiệm các trò chơi dân gian, tập thể… Hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề hàng tháng và những việc làm cụ thể để tạo một môi trường học tập lí tưởng để học sinh Trường THPT Hoàng Quốc Việt cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Thành lập được 4 năm, Tổ tư vấn do thầy Hoàng Quảng Ba, Phó hiệu trưởng làm Tổ trưởng đã phát huy tốt vai trò tư vấn tâm lí cho học sinh. Các cô giáo Nguyễn Thị Bình, Đỗ Thị Thu Hoài... vừa đảm nhiệm việc dạy học, nhưng cũng trở thành chuyên gia tâm lý, các cô đã tư vấn những vấn đề tâm lí học đường, tư vấn học thi, chọn ngành, chọn trường và đặc biệt là nắm tâm tư tình cảm của học sinh đề tham vấn với đội ngũ GV chủ nhiệm có sự điều chỉnh sao cho giáo dục tư tưởng tình cảm của học sinh hiệu quả nhất. Ngoài lịch sinh hoạt cố định, tổ tư vấn tâm lí có 1 hòm thư và 1 đường dây nóng để tiếp nhận những nhu cầu, trạng thái tâm lí của học sinh để được tư vấn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.