Service-learning - Từ bài giảng đến thực tế - Khi PHHS làm trợ giảng

GD&TĐ - Mô hình Service-learning (Học thông qua phục vụ cộng đồng, hay học trong cộng đồng) được định nghĩa là trải nghiệm giáo dục có tích lũy điểm học tập...

Service-learning - Từ bài giảng đến thực tế - Khi PHHS làm trợ giảng

Ởđó, học sinh tham gia hoạt động có tổ chức nhằm phục vụ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đã được xác định của cộng đồng, nhờ đó có sự am hiểu hơn về nội dung môn học, phản hồi hoạt động phục vụ cộng đồng, qua đó có đánh giá bao quát hơn về chuyên ngành và gia tăng ý thức trách nhiệm công dân (Bringle & Hatcher, 1995).

Ngoài ra, Service-learning còn được hiểu là cách học làm chủ và áp dụng kiến thức và kỹ năng học thuật trong tình huống thực tế, đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng (Groh et al., 2011).

Vừa qua ở lớp 9A2 Vinschool The Harmony, trong một giờ học Service-learning, để cho học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức và thực tế, một trợ giảng đặc biệt đã được mời đến để chia sẻ. Đó là anh Chu Việt Cường, PHHS của bạn Chu Nhật Duy lớp 9A2.

Chủ đề môn học của khối 9 năm nay là sự phát triển bền vững. Các bạn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu và lập kế hoạch để triển khai các dự án thuộc chủ đề này.

Ở phần lý thuyết, thầy Bảo và các bạn cùng tìm hiểu, có hai con đường tiêu thụ tài nguyên. Con đường thứ nhất là tiêu thụ một chiều, gồm các giai đoạn khai thác, sản xuất, sử dụng, vứt bỏ. Con đường thứ hai là theo chu trình, bao gồm các giai đoạn khai thác, sản xuất, sử dụng, tận dụng và tái chế.

Qua thảo luận và phân tích các bạn đã đồng ý với quan điểm nếu tiêu thụ tài nguyên một chiều theo thì sẽ làm lãng phí một lượng lớn tài nguyên và không đảm bảo sự phát triển bền vững.

Con đường tiêu thụ tài nguyên thứ hai theo chu kỳ khai thác, sản xuất, sử dụng, tận dụng và tái chế sẽ tiết kiệm tài nguyên và đảm bảo sự phát triển bền vững và có thể tạo ra kinh phí cho việc tái đầu tư vào tài nguyên.

Vấn đề quan trọng là phải nghiên cứu, tìm kiếm các dự án có thể tận dụng hoặc tái chế tài nguyên để tạo ra kinh phí cho việc tái đầu tư. Thu nhập có được từ các dự án tái chế tận dụng tài nguyên có thể được sử dụng đầu tư cho các dự án cộng đồng cũng là một cách tác động tích cực đến sự phát triển bền vững.

Để minh họa thực tế cho bài giảng, thầy Bảo đã mời anh Cường trình bày, đưa ra các giải pháp tận dụng tái chế tài nguyên gỗ. Cụ thể, trong các xưởng mộc các mảnh gỗ nhỏ thừa ra trong quá trình làm các sản phẩm thường bị bỏ phí. Nếu có giải pháp tận dụng các mảnh gỗ thừa này để có thể làm ra các sản phẩm trang trí hay có công năng nào đó thì sẽ tiết kiệm được một lượng lớn những tài nguyên có thể bị bỏ phí.

Anh Cường đưa ra một ví dụ có thể làm miếng chặn giấy đồng thời là giá để điện thoại bằng gỗ một sản phẩm tiện lợi mà giới văn phòng rất thích sử dụng. Ngoài ra có thể ghép các mảnh gỗ nhỏ lại với nhau để làm nên những sản phẩm vừa trang trí nghệ thuật lại vừa làm có một số công năng nhất định với chi phí nhỏ và giá trị sử dụng khá lớn, như đồng hồ, móc treo, giá sách,...

Tận dụng các chai thủy tinh để làm bình hoa hai đèn treo trang trí cũng là một giải pháp được anh Cường nhắc đến.

Anh Cường sẽ hỗ trợ các bạn máy móc, nhà xưởng để có thể cắt ghép vật liệu thô còn việc hoàn thiện các sản phẩm các bạn học sinh hoàn toàn chủ động, sáng tạo để có thể làm gia tăng giá trị các sản phẩm của mình.

Sau bài học các bạn thấy được sự gần gũi mật thiết giữa các kiến thức đã học trong bài giảng với thực tế. Các bạn có thể áp dụng ngay những điều mình đã học trong các môn học service-learning cũng như các môn học khác để thực hiện các dự án thực tế trong cuộc sống.

Cuối giờ học các bạn đã ngay lập tức chia thành các nhóm nghiên cứu thiết kế sản phẩm, chế tạo sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm, truyền thông quảng bá, bán hàng để triển khai ngay dự án này trong thời gian sớm nhất.

Các bạn tỏ ra hào hứng và thích thú với bài giảng thực tế như thế này còn anh Cường rất nhiệt tình và sẵn sàng hỗ trợ các con hết sức để biến các ý tưởng trong môn học thành các sản phẩm trong thực tế, phát triển cho học sinh các kỹ năng cần thiết để học tập và làm việc phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Đó là một trong những mục tiêu chính của môn học service-learning.

Qua những giờ học sinh động, thú vị và thực tế như vậy, mối quan hệ giữa Học sinh, Gia đình, Nhà trường, Xã hội càng được củng cố, phát huy và hiệu quả học tập càng được nâng cao.

Theo Tiếng nói giáo viên

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.