Niềm vui khi đến trường

Niềm vui khi đến trường

Hạnh phúc là sẻ chia

Thước đo và tiêu chí đặt ra với giáo viên (GV) là luôn phải phấn đấu nâng cao chất lượng GD toàn diện, hướng đến những giá trị cốt lõi, học sinh (HS) đến trường phải được an toàn, trường học phải thân thiện.

Cô Nguyễn Thị Thu Hảo cho rằng: Mỗi GV phải xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của mình là việc dạy học chất lượng nhất. Muốn vậy, khi HS giữ vai trò trung tâm của quá trình dạy học, các cô giáo phải điều tiết giờ học của mình một cách hài hoà nhất, hấp dẫn nhất và vai trò trung tâm của HS phải được đề cao, GV tìm sự hấp dẫn trong mỗi giờ học để dẫn dắt các em trong từng tiết học.

Thật đáng mừng, các GV của trường đều ý thức việc này, mỗi cô giáo là một điển hình trong đổi mới sáng tạo. Trong sự đa dạng của HS, các cô đã tìm tiếng nói chung, bắt nhịp việc học, tạo dựng niềm vui sẻ chia để hạnh phúc, cùng HS hướng đến những giá trị nhân văn sâu sắc.

Trong những ngày cả nước chống dịch Covid-19, HS nhà trường đã viết thư thăm hỏi, động viên, lan toả yêu thương đến các bạn nhỏ và người dân ở vùng tâm dịch tại xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Các bạn còn “ đập lợn tiết kiệm” mua tặng khẩu trang cho vùng dịch.

HS cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường
 HS cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường

Niềm vui là sáng tạo

Điển hình trong số GV nhà trường tích cực đổi mới sáng tạo là cô Đỗ Thị Lai. Được giao dạy lớp 2, cô nhận thấy khi học phân môn Luyện từ và câu, HS rất khó khăn trong việc phân biệt câu, chữ , từ và tiếng. Hay như việc lựa các dấu câu của các em còn dễ nhầm lẫn, đặc biệt là việc nhận biết, sử dụng đúng các kiểu câu trong phân môn của HS còn hạn chế. Trong giao tiếp, các em còn dùng từ đặt câu chưa chính xác, câu văn không rõ nghĩa do lỗi câu chữ, lỗi sử dụng dấu câu do các em tuổi còn nhỏ nên thường nghĩ gì nói đấy chứ chưa lựa chọn câu từ chau chuốt hay nghĩ kĩ rồi mới nói.

Từ đó, cô Đỗ Thị Lai đã chọn đề tài này, trong từng tiết học kiên trì, định hướng, sửa đổi các lỗi câu, từ để các em phát triển hoàn thiện câu chữ trong giao tiếp cũng như trong việc sử dụng từ và câu. Theo tiếp các em lên lớp 3, cô Lai thấy rằng, đối với HS tiểu học chữ viết rất quan trọng, chữ viết có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác, góp phần rèn luyện những kỹ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học - kỹ năng nét chữ.

Nếu viết đúng, đẹp, rõ ràng, bảo đảm tốc độ quy định thì các em có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại viết xấu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập. Một lần nữa cô lại tìm tòi và đưa ra sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập viết” nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho HS nói chung và lớp 3 nói riêng. Đề tài này đã góp phần đổi thay, nâng cao chất lượng dạy môn học này trong nhà trường.

Bước vào năm học 2019 - 2020, khi HS đã hình thành năng lực tư duy, cô Đỗ Thị Lai đưa ra đề tài “Khai thác và phát triển các bài tập trong sách giáo khoa Toán 4 để bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh”. Theo kinh nghiệm của cô Lai: Với HS lớp 4, các kiến thức và kỹ năng của môn Toán được hình thành chủ yếu bằng hoạt động thực hành luyện tập giải một hệ thống các bài toán. Cho nên quá trình dạy học Toán phải góp phần thiết thực vào việc hình thành phương pháp suy nghĩ, học tập và làm việc chủ động, sáng tạo, khoa học cho HS…

Trong bức thư gửi học sinh, cô giáo Đỗ Thị Lai  viết: Các con à! Virus Corona có thể chia cách cô trò ta về khoảng cách địa lý nhưng chúng ta vẫn hướng về nhau, vẫn gắn bó bên  nhau qua những tiết dạy onlie. Các con đang cùng cô  xây dựng rất tốt một môi trường học tập hạnh phúc không chỉ  là “Trường học hạnh phúc” mà còn là hạnh phúc khi học ở nhà, học trực tiếp trên lớp hay ở bất cứ nơi đâu. 

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ