Mẹo học môn Sử

Làm sao để đạt hiệu quả thi cao nhất trong môn Sử, những kiến thức từ trang sách dày cộp. Tuy nhiên một số mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp ích cho bạn, tìm ra cách học tốt nhất.

Mẹo học môn Sử

Hãy xem thời sự, phim tài liệu 

Hằng ngày bạn hãy cố gắng dành khoảng thời gian một tiếng để xem thời sự, cập nhật tin tức trong nước và thế giới. 

Khi viết bài Sử bạn vẫn phải rút kinh nghiệm từ quá khứ và liên hệ tới tương lai, cũng có thể nếu bạn chú ý  sẽ thấy vào những dịp lễ lớn quan trọng các bản tin thời sự đưa rất nhiều tin tức. 

Đó cũng là một cách giúp bạn học dễ dàng. Một bật mí nhỏ các đề Sử hằng năm cũng dựa vào những sự kiện đang nổi bật để đưa vào đề thi.

Phim tài liệu cũng rất có ích, có khi bạn ngồi hàng 2 đến 3 tiếng đồng hồ để học thuộc một sự kiện nào đó sẽ không hiệu quả bằng bạn dành ra một tiếng để xem phim tài liệu, đơn giản bộ não chúng ta sẽ tiếp thu hình ảnh dễ dàng, nhớ các sự kiện sẽ lâu hơn.

Đọc báo 

Bạn không biết cách viết một bài Sử sao cho hấp dẫn, sử dụng các sự kiện thế nào cho hiệu quả…? Hãy chạy ra sạp báo mua cho mình một tờ báo, ví dụ như báo Quân đội nhân dân, hoặc truy cập Internet, bạn sẽ thấy trong đó rất nhiều bài viết ý nghĩa về các chiến dịch.

Cách tác giả tổng hợp sự kiện triển khai vấn đề sâu sắc, văn phong vô cùng hấp dẫn, chắc chắn bạn sẽ học cho mình được rất nhiều điều bổ ích và thú vị đó.

Đọc sách tham khảo. 

Các cuốn sách tham khảo sẽ giúp cho bạn rất nhiều, bởi những kiến thức trong đó không có trong sách giáo khoa, nếu bạn biết kết hợp sử dụng song song kiến thức hai cuốn sách, bài viết của bạn sẽ rất mới lạ, kiến thức chắc chắn và sẽ gây được cảm tình với người chấm giúp bạn đạt được điểm số cao.

Hãy nhập thân và luôn đặt ra câu hỏi.

Để có thể viết sâu đủ tầm hiểu biết một sự kiên, bạn hãy đặt mình vào hoàn cảnh lịch sử lúc đó, đưa ra những nhận định nếu trong hoàn cảnh đó chúng ta phải làm thế nào, tự đặt câu hỏi chất vấn mình, bạn sẽ tìm ra được rất nhiều cách khai thác mới khi viết vào bài thi đó.

Mở bài gián tiếp và kết luận ngắn gọn. 

Chúng ta nên mở bài gián tiếp, mỗi đoạn mở bài và kết luận  khoảng 3 - 4 dòng trên trang giấy thi. Cách mở bài như vậy thu hút được người chấm, vì khi mở bài gián tiếp bạn sẽ kích thích trí tò mò cho người đọc, đặc biệt thể hiện được bản lĩnh của người viết hiểu vấn đề cách lập luận sâu sắc, sáng tạo… 

Nhưng nếu thấy bí với câu hỏi hóc búa bạn vẫn có thể mở bài trực tiếp nhưng nên gợi một chút mới mẻ trong cách mở. 

Phần kết luận cũng khá quan trọng khi kết thúc một bài, hãy có một cái kết ấn tượng ngắn gọn dễ hiểu, không nên dài dòng vì như vậy bạn sẽ mất nhiều thời gian  không đủ để hoàn thành bài thi. 

Hy vọng với phương pháp này tiếp thêm cho bạn niềm tin, sự hứng thú với môn Sử, không phải là nỗi sợ như bạn từng nghĩ.

Theo muctim

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thắng cử giúp tăng vị thế

GD&TĐ - Ở lần bầu cử Tổng thống Nga năm nay, cả trong lẫn ngoài nước Nga đều dự đoán và tin chắc rằng Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin sẽ lại đắc cử.
Minh họa/INT

Quyền và trách nhiệm công vụ

GD&TĐ - Có thể thấy, để có nền công vụ hiệu lực, hiệu quả, ngoài các quy định pháp luật, yếu tố quan trọng là tinh thần trách nhiệm.