Hiệu trưởng chia sẻ tâm huyết về giải pháp định hướng nghề

GD&TĐ - Tâm huyết về hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh được TS Nguyễn Thị Thành - Hiệu trưởng Trường THPT Bình Minh (Hà Nội) – chia sẻ tại hội thảo dự bị du học do nhà trường tổ chức.

TS Nguyễn Thị Thành phát biểu tại hội thảo
TS Nguyễn Thị Thành phát biểu tại hội thảo

Nhiều năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, TS Nguyễn Thị Thành thể hiện sự trăn trở trước thực trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm và số lượng không nhỏ tân cử nhân các trường đại học chấp nhận những công việc trái ngành hoặc phù hợp cho trình độ thấp hơn, trong khi nhu cầu về lao động có tay nghề lại thiếu.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo TS Nguyễn Thị Thành, là do vấn đề định hướng nghề nghiệp muộn, chưa sát với nhu cầu năng lực thực tế của từng học sinh; do cách chọn sai ngành nghề ngay từ đầu, do không biết chọn ngành nghề nào nên chọn đại theo xu thế hiện thời, theo số đông.

Hoặc nguyên nhân có thể là do ba mẹ đã định hướng sẵn, các bạn chỉ việc học còn việc nghề nghiệp ba mẹ sẽ đảm bảo đủ cho tương lai… Những sinh viên ấy sẽ trở thành người bàng quan với tương lai của mình, có ra sao cũng được vì đây không phải nghề mình mơ ước.

Chia sẻ kinh nghiệm định hướng nghề nghiệp tại Trường THPT Bình Minh, TS Nguyễn Thị Thành cho biết: Chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với gia đình để nắm bắt rõ năng lực, phẩm chất của học sinh.

Các thầy cô phân tích cho học sinh hiểu bản thân các em phải nhận biết mình thích gì, ước mơ gì. Từ đó, có thể giúp các em định hướng nghề nghiệp theo sở thích và khả năng của mình.

Nhà trường đã nắm bắt được nhu cầu của xã hội thời kỳ hội nhập, nắm bắt được các ngành nghề tương lai thu hút nguồn nhân lực tiềm năng nhất như ngành công nghệ thông tin, chế tạo máy, hướng dẫn viên du lịch…

Để truyền tải đến phụ huynh và học sinh, cụ thể trường THPT Bình Minh đã thực hiện:

Tổ chức các buổi chuyên đề hướng nghiệp (bao gồm cả phụ huynh và học sinh) về từng ngành nghề và yêu cầu từng công việc nhằm đề cao vai trò của việc đình hướng nghề nghiệp sớm, đúng với nhu cầu của xu thế hiện nay.

Song hành với các buổi chuyên đề, nhà trường đã mời các chuyên gia như các bếp trưởng, cá kỹ sư nổi tiếng, … ở nhiều lĩnh vực khác nhau chia sẻ kinh nghiệm cũng như những kỹ năng cần thiết để có một hướng nghề tốt nhất.

Tổ chức cho các học sinh trải nghiệm thực tế về các ngành nghề làm việc như làm điện, nấu ăn… đồng thời mở các cuộc hội thảo trao đổi, bàn bạc những ngành nghề đó nhằm giúp các bạn học sinh đối chiếu với năng lực bản thân, nhu cầu làm việc, hoàn cảnh cũng như điều kiện kinh tế xem có phù hợp với ngành nghề nào. Từ đó học sinh có thể lựa chọn được đúng ngành nghề của mình.

“Với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp là khá quan trọng. Có thể lộ trình học của từng học sinh khác nhau như học trong nước, học nghề hoặc du học thì đều cần phải có một định hướng rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu thì mới có thể thành công” – Hiệu trưởng Trường THPT Bình Minh nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Minh họa/INT

Truyền cảm hứng

GD&TĐ - Lịch sử là môn học góp phần giúp học sinh hình thành nhân cách, nhân sinh quan cũng như lòng yêu nước, ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...