Đề thi Ngữ văn hay mà lạ

GD&TĐ - Ngay sau khi kết thúc buổi thi môn Văn kỳ thi THPT quốc gia 2018, phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại đã ghi nhận được nhiều ý kiến đánh giá tích cực của thí sinh, các thầy cô giáo và chuyên gia đối với đề Văn năm nay.

Cảm xúc thí sinh sau giờ làm bài Ngữ văn
Cảm xúc thí sinh sau giờ làm bài Ngữ văn

Cô Vũ Đỗ Quyên – Giáo viên Trường THPT Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.Bố cục đề thi đã theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, kết cấu hợp lý

Phần đọc hiểu, đã đảm bảo đủ các nội dung nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Đoạn thơ trích trong “Đánh thức tiềm lực” của Nguyễn Duy với những hình ảnh thơ bình dị, xúc động đã mang đến nhiều suy ngẫm về trách nhiệm của mỗi cá nhân, đồng thời bám sát thực tiễn đời sống xã hôi. Phạm vi kiến thức thể hiện sự xuyên suốt chương trình 3 năm học, từ thể thơ, biện pháp tu từ. Vì vậy, thí sinh có lực học trung bình có thể làm được.
Phần làm văn, nội dung câu hỏi nghị luận xã hội, suy nghĩ về sứ mệnh của mỗi cá nhân trong việc đánh thức tiềm lực đất nước. Đề thi  có ý nghĩa phân loại học sinh, nhắc nhở trách nhiệm cá nhân với sự phát triển của đất nước của dân tộc, từ nhận thức đến đánh thức tiềm lực, để hiểu và bình luận, không phải học sinh nào cũng làm được tốt. Đề thi như vậy, có giá trị phân loại, học sinh đạt điểm cao là câu hỏi này.
Câu 2 phần làm văn, nghị luận văn học, đây là dạng đề liên hệ, nó đúng với yêu cầu về dung lượng và phạm vi kiến thức 30% chương trình lớp 11. Trong đó nội dung liên hệ “vẻ đẹp hình ảnh chiếc thuyền” với “cảnh bạo lực gia đình hàng chài”, so sánh sự đối lập “cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu”. Dạng đề liên hệ này là quen thuộc, không khiến học sinh bất ngờ, các em đã được rèn luyện nhiều với dạng đề này nên sẽ làm tốt.
Nhận xét chung, đây là đề văn hay, đảm bảo kiến thức cơ bản, phát uy tính sáng tạo của học trò, đề cao tính trách nhiệm của công dân với học sinh. Đề phù hợp với khả năng học sinh, đúng với trọng tâm chương trình, rất gần gũi về hình thức và nội dụng, cách thức ra đề minh hoạ. Tuy nhiên, dạng đề này phát huy sự sáng tạo, học sinh phải hiểu văn bản mới làm bài tốt nhất. Dạng đề này không cho phép hiểu máy móc, chống được cách làm theo bài văn mẫu, học sinh phải hiểu cảm nhận đúng về tác phẩm, nghệ thuật xây dựng, hình tượng, của nhà văn mới có thể đạt điểm cao nhất. Do dó để đạt điểm trung bình không khó, đạt điểm khá giỏi phải hiểu sâu, kỹ về văn bản. Dĩ Hạ ( Ghi)

Câu nghị luận xã hội mới, gắn với thực tiễn và “tìm học sinh giỏi”

Cũng đồng tình với ý kiến trên, Cô Phan Thị Hồng (Giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Hưng Nguyên, Nghệ An) cho rằng: Cá nhân tôi thấy đề thi rất hay, và phân hóa học sinh rất rõ so với những đề văn trước đó.

Phân hóa rõ nhất nhất là ở cậu nghị luận xã hội. Những đề trước kia thường đề cập đến vấn đề gần gũi với học sinh như tình cảm gia đình, bạn bè, sự thấu cảm, tình yêu thương… Nhưng với đề thi Ngữ văn THPT quốc gia năm nay liên hệ vấn đề đánh thức thức tiềm lực đất nước.

Nhìn qua, đề có vẻ “dễ”, vì chủ đề trách nhiệm bản thân với đất nước khá quen thuộc. Nhưng nhìn nhận kỹ đề, thì “tiềm lực đất nước” không dễ làm. Câu này cũng là để tìm chỗ giỏi của thí sinh.

Trong câu 4 của phần đọc hiểu, cũng là câu phân hóa được học sinh. Các em vừa phải hiểu câu thơ của và liên hệ với thực tiễn đất nước ta hiện nay đã làm được những gì, thay đổi ra sao so với những năm 1980, lúc bài thơ ra đời.

Còn câu nghị luận văn học thì đúng theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT trước đó. Dạng đề này được giáo viên ôn tập cho học sinh, các tác phẩm đều nằm trong chương trình sách giáo khoa, nên học sinh có thể lường trước được. Khối lượng và sự phân bổ kiến thức hợp lý và có sự liên hệ giữa lớp 11 và 12, chứ khôn tách biệt.

Với đề này, để đáp ứng điểm trung bình thì không khó. Nhưng để đạt điểm cao thí sinh phải có năng lực văn học, hiểu biết xã hội và khả năng phân tích, lập luận, so sánh lật lại vấn đề của câu hỏi.

Đề chuẩn “phom” của Bộ GD&ĐT

Nhận xét về đề thi văn năm nay, cô giáo Nguyễn Khánh Ly - Giáo viên dạy môn Ngữ văn - Trường THPT chuyên Đại học Vinh cho biết: Cấu trúc đề vẫn giữ được sự ổn định với các năm trước và phù hợp với “phom” của đề minh họa đưa ra.

Đề thi cũng xoáy những kiến thức trọng tâm trong chương trình, ví dụ những kiến thức nghị luận xã hội có liên quan đến sứ mệnh con người, đặc biệt là trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. Đây cũng là vấn đề nóng, đề cao tình yêu quê hương, đất nước.

Phần nghị luận xã hội cũng ra các bài học ở phần trọng tâm của chương trình như tác phẩm Hai đứa trẻ, Chiếc thuyền ngoài xa.

Ưu điểm của đề có phân hóa, phân hóa khá mạnh ở đối tượng học sinh. Để học sinh bình thường 5 điểm. Phổ điểm không cao và chủ yếu chỉ từ 5 - 7 điểm vì đề thi đòi hỏi nhiều thao tác khó như so sánh liên hệ, bình luận đánh giá, liên hệ mở rộng.

Đề thi cũng đã bao phủ kiến thức 12, có liên hệ kiến thức 11 như đã định hướng.

Nhưng đề là dung lượng cũng hơi dài so với thời gian 120 phút. Trong khi để làm đạt điểm tốt thí sinh làm được bài cần tiến hành nhiều thao tác lắt léo nhhư phân tích, so sánh, liên hệ, đánh giá. Hồ Lài (ghi)

Em làm bài tốt
Em làm bài tốt 

Đề Văn tầm vóc, dễ chấm!

Cô Nguyễn Hồng Yến – Giáo viên Văn trường THPT M.V.Lômônôxốp - cho biết:

Tôi thực sự rất thích đề thi Văn năm nay. Đây là một đề mang tầm vóc, tiếp cận được với kiến thức của học sinh, phát huy tư duy năng lực và phương pháp của người học. Thậm chí đề Văn này còn xóa bỏ cách dạy học theo kiểu đọc chép cho học sinh.

Đề thi phân loại được thí sinh rất rõ ràng và cụ thể. Đề không quá khó giúp cho thí sinh học lực trung bình khá vẫn có thể đạt yêu cầu tốt nghiệp. Còn đối với học sinh xét tuyển vào Đại học thì cần có kỹ năng tổng hợp, khát quát vấn đề và thực sự hiểu mới làm tốt được.

Phần nghị luận xã hội chọn câu hỏi rất hay nói về vấn đề “đánh thức tiềm lực”, học sinh sẽ thoải mái để chọn các chủ đề bàn luận khác nhau vừa có tính xã hội, vừa có tính giáo dục.

Với đề Văn này, các thầy cô chấm thi cũng sẽ dễ chấm bài hơn vì nó phân hóa năng lực rất rõ ràng. Những câu hỏi khó hơn, thí sinh cần “nâng tầm”, không cần viết quá dài nhưng phải hiểu vấn đề và có tư duy sắc sảo. Nếu năm nay có những điểm 8,9 môn Ngữ văn thì chắc chắn sẽ là điểm chất lượng, có nghĩa là học sinh phải thực sự khá giỏi. Đề thi này không chỉ dễ chấm mà còn giúp các trường Đại học chọn lựa được đầu vào đảm bảo về “chất”. Ngọc Trang (ghi)

Đánh thức tiềm lực của mỗi cá nhân

Cô Nguyễn Thị Phúc, giáo viên Ngữ Văn, trường THPT Tây Thạnh, quận Tân Phú, TPHCM nhận định: Đề Văn khá hay và có chút lạ, lạ về đoạn thơ câu đọc hiểu. 

Câu số 4 của phần Đọc hiểu cũng là câu hỏi hay với các em thí sinh khi hỏi: Quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao

Nó vừa là một câu hỏi, để các em trình bày quan điểm của mình nhưng cũng có tính định hướng, giáo dục các em về tiềm lực. 

Đề ra theo đúng tinh thần của kỳ thi đảm bảo xét tốt nghiệp và ĐH, CĐ bởi có tính phân hoá cao, nhất là ở phần nghị luận văn học. Vì vậy, để đạt điểm cao với đề thi này không hề dễ, phải là các em học khá, giỏi. Phổ điểm trung bình theo tôi nghĩ sẽ nhiều, đảm bảo cho các em xét tốt nghiệp.Các em có thể ghi điểm phần Đọc hiểu, Câu 1 của làm văn.

Đề có tính giáo dục HS về sứ mệnh đánh thức tiềm lực của mỗi cá nhân, từ đó hướng cho các em tinh thần yêu nước, xây dựng đất nước bằng hành động cụ thể.

Đề cũng có đề cập vấn đề bạo lực gia đình thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, đây cũng là vấn đề được xã hội quan tâm. Nga Phan (ghi)

Khơi gợi học sinh ý thức về sự giàu có của tài nguyên đất nước

Trao đổi với Báo GD&TĐ về đề thi môn Ngữ văn THPT Quốc gia năm 2018, cô giáo Hà Hồng Chuyên, GV Trường THPT Việt Nam, Ba Lan (Hà Nội) cho biết: Đề thi THPT Quốc gia năm 2018 môn Ngữ Văn khá hay, khoa học, phân hóa cao. Đề cũng đã bám sát chương trình học, các mức độ nhận thức đề đã phân loại đối tượng học sinh.

Về nội dung đề thi:  Hệ thống câu hỏi đọc hiểu đã thể hiện rõ các mức độ yêu cầu của ma trận đề thi; câu hỏi đa phần mang tính mở. Phần đọc hiểu chọn đoạn thơ nội  dung hay; câu hỏi không gây khó cho học sinh và các câu hỏi đi từ mức dễ đến khó. Câu 1,2,3 theo hướng nhận biết, thông hiểu. Câu 4 không chỉ khơi gợi học sinh ý thức về sự giàu có của tài nguyên đất nước mà còn cần phải biết cách bảo vệ và khai thác sao cho có hiệu quả để làm giàu cho Tổ quốc.

Phần nghị luận xã hội không khó, quan trọng là học sinh nắm chắc kĩ năng viết kiểu bài này. Câu hỏi phần nghị luận xã hội năm nay khá hay. Trong quá trình ôn tập, học sinh cũng được ôn tập nhiều về vai trò, trách nhiệm của bản thân với đất nước. Học sinh bằng sự hiểu biết và vốn sống của mình, học sinh có thể trình bày quan điểm của mình.

Song câu hỏi khó của đề thi không chung chung mà rất rõ về trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc đánh thức tiềm lực của đất nước. Vấn đề quan trọng là học sinh cần có những suy nghĩ thiết thực, những việc làm cụ thể, đưa ra những dẫn chứng, tránh lối viêt sáo rỗng.

Phần nghị luận văn học, không đánh đố học sinh. Câu hỏi hay, có tính phân loại học sinh khá cao.. Với đề thi này, đòi hỏi học sinh cần phân tích hai phát hiện đối lập của nghê sĩ Phùng, thấy đcược những thông điêp sâu săc của nhà văn Nguyễn Minh Châu về nhân sinh, về cách nhìn nhận và đánh giá cuộc sống. Những nội dung này không khó song học sinh phải có cách phân tích và cảm thụ, nếu không sẽ dễ sa vào tóm tắt.

Phần liên hệ với tác phâm Hai đứa trẻ của Thạch Lam khá thú vị. Học sinh phải nhớ được những chi tiết miêu tả cảnh phố huyện, cảnh đoàn tàu mới có thể liên hệ được. Yêu câu nhận xét về cách nhìn nhận cuộc sống của nhà văn chính là phân loại học sinh.

Nhìn chung đề thi không quá khó, những dạng câu hỏi học sinh đã được ôn tập  rất nhiều và làm đề minh họa, phạm vi kiến thức của đề thi 70% nội dung thuộc lớp 12, 30 % thuộc chương trình 11, theo đúng mục  tiêu đề ra của Bộ GD&ĐT. Đối với học sinh khá giỏi, đây là đề thi hay, là cơ hội để các em thể hiện.Trịnh Huyền (ghi)

Đề thi môn Ngữ văn có tính tích hợp, liên môn

Theo thầy Nguyễn Đình Hòa – Giáo viên Ngữ văn, trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng), đề thi THPT quốc gia 2018 môn Ngữ văn làm tốt chức năng vừa xét tốt nghiệp vừa có tính phân hóa cao để xét tuyển ĐH. Việc kết hợp câu hỏi giữa phần đọc – hiểu và nghị luận xã hội rất hay và mới, đảm bảo đươc tính tích hợp, liên môn.

Thầy Nguyễn Đình Hòa nhận xét, so với đề thi môn Ngữ văn năm 2017 thì đề năm 2018 hay hơn, có tính phân hóa cao hơn, làm tốt chức năng phân hóa để xét tuyển đại học. Đề cũng đòi hỏi thí sinh phải có hiểu biết nhất định về kiến thức xã hội, ngoài kiến thức văn chương của cả lớp 12 và lớp 11 còn phải có sự liên hệ với môn địa lý và kinh tế mới đáp ứng được.  

Xét về mức độ khó thì đề thi môn Ngữ văn có tính phân hóa cao, đáp ứng được yêu cầu 2 trong 1. Ở phần đọc – hiểu, nếu HS có sức học trung bình thì khó trả lời ở phần biện pháp tu từ; nhưng chỉ cần các em có một chút kiến thức xã hội, có suy nghĩ về những vấn đề hiện nay của đất nước là có thể có điểm ở cầu 4 và cả phần nghị luận xã hội. Chỉ cần học sinh đề cập đến những trăn trơ về phát triển kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên có sẵn và ý thức về sự phát triển dựa trên trí tuệ là đã có thể dễ dàng hoàn thành bài làm ở phần câu hỏi này.

 Phần nghị luận văn học có tính phân hóa cao khi yêu cầu HS phải biết phân tích, đối chiếu 2 vấn đề tương đối lớn của 2 tác phẩm hay trong chương trình học THPT. Muốn đạt điểm cao ở câu hỏi này, đòi hỏi HS không chỉ biết phân tích, cảm thụ tác phẩm cả về nội dung và nghệ thuật mà còn phải có tư duy tổng hợp, đánh giá… Học sinh vì vậy, ngoài nằm vững kiến thức, có kỹ năng tốt còn phải đòi hỏi khả năng xử lý, phân bố thời gian làm bài mới có thể đạt điểm cao. Vì vậy, đây là câu hỏi có tính phân loại để chọn HS vào ĐH.  Hà Nguyên (ghi)

Đề thi gắn với những vấn đề thời sự và thiết thực của cuộc sống

Đây là nhận xét của cô Đỗ Thu Hà – Giáo viên Trường THPT Công nghiệp Việt Trì (Phú Thọ) về đề thi môn Ngữ văn THPT quốc gia 2018. Theo cô Đỗ Thu Hà:

Đề thi bám sát với định hướng ra đề của Bộ GD&ĐT đã công bố trước đó nên thí sinh sẽ không bị bất ngờ. Về cơ bản, cấu trúc đề thi không có gì thay đổi so với các năm trước, tỷ lệ kiến thức cơ bản chiếm khoảng 60%, còn 40% là phần kiến thức nâng cao để phân loại thí sinh.

Phần chương trình kiến thức lớp 11 cũng không bất ngờ bởi Bộ đã xây dựng lộ trình thi rất rõ trước đó, đã công bố đề tham khảo để các Sở, các nhà trường nắm bắt, có định hướng chỉ đạo ôn thi cho phù hợp. Nhìn chung, đề thi môn Ngữ văn vừa sức với các thí sinh, lượng kiến thức hợp lý, phù hợp với kỳ thi vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học, có sự phân hóa rõ ràng.

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 là một đề thi hay vừa gắn với những vấn đề thiết thực nóng bỏng của cuộc sống, vừa khơi dậy suy nghĩ, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ.

Ở phần Đọc hiểu và Nghị luận xã hội, những vấn đề về “tiềm năng tự nhiên” của đất nước, sứ mệnh “đánh thức tiềm lực của đất nước” không phải là vấn đề mới, tuy nhiên, cách hỏi mở sẽ tạo cơ hội cho thí sinh trình bày những quan điểm, suy nghĩ cá nhân của mình.

Ở phần Nghị luận văn học, câu hỏi về sự đối lập giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa - cảnh bạo lực gia đình hàng chài và sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya - hình ảnh đoàn tàu cũng là những vấn đề rất sâu sắc, gợi trăn trở về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hôm nay, khi cái đói, cái nghèo vẫn còn là nỗi ám ảnh của không ít người.

Làm thế nào để vượt thoát ra khỏi cuộc sống ấy? Làm thế nào để cuộc sống không bị cái đói cái nghèo làm cho vô nghĩa, thậm chí làm cho tàn bạo, xấu xa? là những câu hỏi nhức nhối, không dễ trả lời.

Đặt trong tương quan với cả đề, phần Đọc hiểu và Nghị luận xã hội nói về “mặt đất cứ nghèo” và sứ mệnh của cá nhân, phần Nghị luận văn học đề cập tới những số phận bi kịch, bất hạnh bởi cái đói, cái nghèo sẽ tạo được rung động, cảm hứng làm bài xuyên suốt cho thí sinh.

Trong năm học này, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã chỉ đạo rất sát sao công tác ôn thi THPT quốc gia, nhiều đợt tập huấn về việc ra đề, dạy học theo định hướng của Bộ được tổ chức đem lại hiệu quả tích cực trong công tác dạy và học, đặc biệt trong giai đoạn “nước rút” ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Vì vậy, tôi nghĩ rằng, với đề thi này, các em học sinh trong tỉnh sẽ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề thi. Riêng đối tượng học sinh khá giỏi đã được bồi dưỡng tích cực tại các nhà trường và tham gia học trên Trường học kết nối do Sở tổ chức hứa hẹn sẽ có nhiều điểm giỏi trong kỳ thi này. Thảo Đan (ghi)

Thí sinh hoàn thành thi môn Ngữ văn
 Thí sinh hoàn thành thi môn Ngữ văn

“Đánh thức tiềm lực đất nước” xuyên suốt đề Ngữ văn

Cô Bùi Thu Hằng - Tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn Trường THPT Việt Đức - cho rằng, cấu trúc đề thi bám sát đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố. Phần đọc hiểu đảm bảo các yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Nội dung đánh thức tiềm lực đất nước gần như xuyên suốt yêu cầu của đề văn, trừ câu 2 phần nghị luận văn học. Đây là vấn đề rất sâu sắc, mới mẻ, với học sinh thì ngay bản thân vấn đề đưa ra với các em đã có tính phân loại. Vấn đề tiềm lực nói ở đây không chỉ chỉ là vật chất như khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa… mà còn là vấn đề tiềm lực con người, tiềm lực trí tuệ.

Bày tỏ sự ấn tượng với câu hỏi số 4 phần đọc hiểu và câu số 1 phần làm văn, cô Bùi Thu Hằng cho biết, đây là 2 câu hỏi có tính phân hóa rất rõ, đòi hỏi chính kiến, quan điểm học sinh rất rõ ràng, suy nghĩ sâu sắc mới có thể trả lời tốt câu hỏi này.

Cụ thể, câu 4 phần đọc hiểu, để trả lời được - học sinh cần cắt nghĩa được quan điểm của tác giả, sau đó yêu cầu có tính nâng cao là học sinh phải phân tích xem quan điểm đó có phù hợp thực tiễn không. Đây là yêu cầu mở, học sinh có thể đồng tình, có thể phản biện, hoặc có thể đồng tình kết hợp phản biện. Đây chính là mảnh đất để học sinh phát huy năng lực.

Với câu 1 phần làm văn, học sinh phải có một cái nhìn rộng về khái niệm “đánh thức tiềm lực”, theo đó tiềm lực của đất nước không chỉ là tiềm lực về vật chất mà còn là tiềm lực con người, trí tuệ…

Câu 2 phần nghị luận văn học, yêu cầu phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu); từ đó, liên hệ sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam). Trong đề có vấn đề hiện thực đời sống với những mặt thô ráp và quan trọng là quan điểm của mỗi người trước hiện thực thô ráp đó và cách phản ánh. Phân hóa nằm ở chỗ học sinh phải nhận xét được cách nhìn hiện thực của 2 tác giả. Kĩ năng liên hệ học sinh đã làm quen nhiều trong nhà trường.

“Tóm lại, đây là một đề thi hay, có ý nghĩa thực tiễn và đảm bảo độ phân hóa”, cô Bùi Thu Hằng nói. Hiếu Nguyễn (ghi)

Nhiều giáo viên đánh giá đề thi Ngữ Văn hay, gần với đề minh hoạ của Bộ

Ra khỏi phòng thi từ khá sớm, em Hoàng Thị Lan Anh (điểm thi trường THPT Phan Đình Phùng, TP.Hà Tĩnh) cho hay: “Em rất bất ngờ với đề thi Văn sáng nay, nhất là đoạn thơ trong phần đọc hiểu. Đọc đi đọc lại mấy lần em vẫn chưa hiểu bài thơ đang nói gì, các câu hỏi cũng tương đối khó. Nói chung em không tự tin với bài làm ở phần đọc hiểu”.

Một thí sinh tại điểm thi trường THPT Phan Đình Phùng xin được giấu tên cho hay: “Cầm đề thi trên tay, đọc hết phần đọc hiểu mà em toát cả mồ hôi. Thực sự câu hỏi về đoạn thơ trong bài “Đánh thức tiềm lực” em cảm thấy nó hợp với đề thi Địa lý hơn là đề Ngữ văn”.

Nhận định về đề thi THPT quốc gia môn Văn, các giáo viên tại tổ Văn, tại cụm thi trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ, nhìn một cách tổng quan, đề thi có những đổi mới, điều chỉnh, không tạo ra lối mòn nhưng vẫn còn rất nhiều băn khoăn về cách đặt vấn đề trong nội dung đề thi.

Nhận xét về đề thi, hầu hết các cô tại điểm thi này đều cho rằng, đây là đề thi phân hóa tốt nhất từ trước đến nay có khả năng định hướng tốt tư tưởng cho học sinh. Bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng, gần với đề minh hoạ của Bộ, đề quen thuộc với học sinh, đảm bảo mức độ phân hoá, phát huy được tính sáng tạo của học sinh.

Nhận xét chung, đây là đề văn hay, đảm bảo kiến thức cơ bản, phát uy tính sáng tạo của học trò, đề cao tính trách nhiệm của công dân với học sinh. Đề phù hợp với khả năng học sinh, đúng với trọng tâm chương trình, rất gần gũi về hình thức và nội dụng, cách thức ra đề minh hoạ.

Tuy nhiên, dạng đề này phát huy sự sáng tạo, học sinh phải hiểu văn bản mới làm bài tốt nhất. Dạng đề này không cho phép hiểu máy móc, chống được cách làm theo bài văn mẫu, học sinh phải hiểu cảm nhận đúng về tác phẩm, nghệ thuật xây dựng, hình tượng, của nhà văn mới có thể đạt điểm cao nhất. Do dó để đạt điểm trung bình không khó, đạt điểm khá giỏi phải hiểu sâu, kỹ về văn bản. Nguyên Vũ

Đề có tính thời sự và phân hóa cao

Kết thúc môn thi Ngữ văn, nhiều thí sinh ở Bắc Ninh nhận xét: Đề thi khó nhưng hay, có tính thời sự và có độ phân hóa cao.

Thí sinh Nguyễn Thị Linh Chi - đến từ Trường Quốc tế Kinh Bắc - nhận xét: Đề thi năm nay hơi khó nhưng rất thú vị, đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức và có hiểu biết xã hội. Em thích nhất là câu 1 và câu hỏi về nghị luận xã hội. Câu nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh không chỉ hiểu biết, có kiến thức xã hội mà còn thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ chúng em với đất nước.

Đồng quan điểm, thí sinh Nguyễn Thu Hương - đến từ Trường THPT Hoàng Quốc Việt – cho rằng với đề thi này, thí sinh không thể học tủ, học lệch, càng không thể dùng “phao”. “Không học sẽ không thi được. Em rất thích ra đề kiểu này, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức sâu rộng. Thích nhất là câu nghị luận xã hội, mặc dù nó hơi khó so với chúng em. Em dự tính mình có thể đạt từ 7- 8 điểm” – Thu Hương tự tin cho biết.

Cũng đến từ Trường THPT Hoàng Quốc Việt, thí sinh Hoàng Thu Uyên chia sẻ: Theo nhận định của em, với đề thi này những ai đã ôn tập chu đáo đều có thể có điểm trên trung bình. Tuy nhiên đề có sự phân hóa cao, những bạn khá giỏi mới có thể đạt được 7- 8 điểm. Mặc dù nhiều bạn nhận xét là đề khó nhưng theo em, khó hay dễ cũng tùy từng thí sinh. Cá em nhân em cho rằng đề thi hay, có tính thời sự và dễ lấy điểm”. Minh Phong (ghi)

Đề thi môn Ngữ văn không quá khó

Theo thí sinh Huỳnh Thanh Hậu (điểm thi Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng) thì đề thi không quá khó, “khả năng em làm cũng được khoảng 7 điểm”.

Đánh giá về đề thi môn Ngữ văn, cô Trương Diễm Phiến (Trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa) cho rằng đề không quá khó, phần lớn thí sinh sẽ đạt khung điểm từ 5-6 điểm; tuy nhiên để lấy được điểm cao hơn thì phải có học lực từ khá giỏi trở lên. Cao Xuân Lương (ghi)

 
 Thí sinh trao đổi sau buổi thi môn Văn

Đề không có chỗ cho người học “tủ”

Kết thúc buổi thi môn Ngữ văn, hầu hết các thí sinh tại điểm thi trường THCS Trưng Vương (Đà Nẵng) rời phòng thi với tâm trạng rất thoải mái.

Thí sinh Nguyễn Đức Thịnh (HS trường THPT Trần Phú) nhận xét: “Đề thi môn Ngữ văn có tính phân hóa cao, với những bạn chỉ dự thi môn Văn để lấy điểm xét tốt nghiệp thì dễ đạt được 5 điểm. Dù tác phẩm Hai đứa trẻ nằm trong chương trình lớp 11, nhưng đây là một tác phẩm dễ nhớ nên cũng không quá khó để tái hiện kiến thức. Tuy nhiên, từ phân tích để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả thì không phải bạn nào cũng có thể khái quát được. Do đó, nếu học tủ hoặc học thuộc thì vừa không đủ thời gian để làm bài, vừa không nâng được ý”.

Dự thi môn Ngữ văn để vừa lấy điểm xét tốt nghiệp THPT, vừa lấy điểm xét tuyển vào ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), thí sinh Phan Nguyễn Uyên Phương cho biết, mức độ khó của đề thi Ngữ văn nằm ở câu 4 của phần đọc hiểu và câu 1 của phần làm văn.

“Đề bắt buộc thí sinh phải thể hiện quan điểm và sự hiểu biết của mình về việc đánh thức tiềm lực đất nước. Đây là một vấn đề rất hay và mới lạ so với các đề Ngữ văn của những năm trước để thí sinh liên hệ với thực tiễn. Phần liên hệ bản thân, do còn ít thời gian nên em làm chưa đủ ý”, Uyên Phương đánh giá. Hà Nguyên (ghi)

Thí sinh rời khỏi trường thi sau buổi thi đầu tiên
 Thí sinh rời khỏi trường thi sau buổi thi đầu tiên

Đề không khó, liên hệ thực tiễn cao

Hầu hết thí sinh đăng ký thi khối A, B đều cho rằng, đề Ngữ văn có một phần kiến thức thuộc lớp 11, nếu không ôn tập  kỹ thì sẽ khó làm được tốt câu làm văn.

Tuy nhiên, với nhiều thí sinh thi khối C hoặc khối D, thì đề Ngữ văn là “vừa sức” và nhất là không đánh đố người học. Em Phạm Trọng Sơn (học sinh trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) nhận xét: Em thấy đề phần đọc hiểu khá hay, nhiều câu hỏi thú vị, nhất là câu quan điểm của tác giả trong 2 dòng thơ “Ta ca hát quá nhiều về tiềm lực, tiềm lực còn ngủ yên”.

Còn phần làm văn, thì câu nghị luận xã về vấn đề tài nguyên, tiềm lực quốc gia, liên hệ bản thân và trách nhiệm với đất nước cũng là nội dung quen thuộc. Mặc dù có liên hệ và liên quan đến câu đọc hiểu, nhưng chủ đề đã được nhắc đến khá nhiều trong các bài kiểm tra và thi thử trước đó.

Phạm Trọng Sơn cũng cho rằng, đề thi phân hóa được học sinh trung bình và học sinh khá giỏi. Nhưng mức độ phân hóa giữa học sinh khá và học sinh giỏi không nhiều. Với đề thi này, chỉ cần có học lực khá là có thể làm tốt bài thi.

Còn em Nguyễn Lê Khánh Linh (HS Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) cho biết: Em thấy đề hay, gắn với thực tiễn. Câu làm văn liên hệ giữa 2 tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của chương trình lớp 12 và Hai đứa trẻ em của chương trình lớp 11 thấy là câu phân loại học sinh. Vì phải có sự so sánh, đối chiếu 2 bối cảnh, 2 không gian, 2 thời gian. Từ đó rút ra những giá trị trong cuộc sống.

Khánh Linh chia sẻ, đáng tiếc ở chỗ đoạn văn nghị luận xã hội đề yêu cầu 200 chữ nhưng em ham kiến thức nên làm dài, khiến thời gian dành cho câu sau ít đi. Em cũng cho rằng đó là bài học lớn để tránh trong các môn thi tiếp theo. Hồ Lài (ghi)

Các trường xét tuyển khối có môn Văn sẽ chọn được học sinh có năng lực và đam mê

Cô Nguyễn Thị Thu Trang, Giáo viên Ngữ văn Trường THPT Đào Sơn Tây, quận Thủ Đức, TPHCM, nhận xét:

Đề Văn có tính đổi mới, đề hay, điều này sẽ tác động đến dạy học của giáo viên và HS. Sẽ không còn học tủ, học lệch hay đọc chép nữa.

Đề ra theo đúng tinh thần của kỳ thi đảm bảo xét tốt nghiệp và ĐH, CĐ bởi có tính phân hoá cao, nhất là ở phần nghị luận văn học. Với câu này, để đạt điểm tối đa phải là những HS giỏi thật sự. 

Với đề này, các trường ĐH xét tuyển khối có môn Văn sẽ chọn ra những HS có năng lực và đam mê với bộ môn này. 

Với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, Hai đứa trẻ cũng là tác phẩm hay và có nhiều điều đáng suy ngẫm, giúp các em HS có năng lực, đam mê môn Văn có hiểu biết kiến thức xã hội thỏa sức sáng tạo. 

Dù câu hỏi hay, có phần khó nhưng nó tương tự như đề minh hoạ mà Bộ công bố trước đó nên các em sẽ không bất ngờ. Đề cũng đảm bảo phần kiến thức lớp 11 như trong quy định. 

Đề có tính giáo dục HS về vai trò trách nhiệm của người trẻ, học tập, lao động rèn luyện... để xây dựng đất nước. Phan Nga (ghi)

Phần đọc hiểu khá dễ

Lê Hoàng Long, HS Trường THPT Văn Giang (Hưng Yên), chia sẻ: "Em thấy đề thi phù hợp với lực học, em dự đoán mình được 7 điểm. Những câu hỏi mà phải vận dụng kiến thức lớp 11 thì em vẫn nhớ nên không quá khó khăn khi làm. Câu nghị luận xã hội không quá phức tạp, chỉ cần có kỹ năng phân tích và liên hệ thực tế thì có thể dễ dàng giải quyết được".

Đỗ Khánh Huyền, HS Trường THPT Văn Giang, cho biết: "Đề thi năm nay phần đọc hiểu khá dễ, em tự tin có thể kiếm điểm tuyệt đối ở phần này. Các câu khác trong đề thì không đánh đố mà chủ yếu  phân tích so sánh là chính. Riêng câu nghị luận xã hội thì em đã đọc qua nên em không bất ngờ và có hướng làm bài ngay".

Phạm Quỳnh Anh, HS Trường THPT Văn Giang, cho hay: "Đề thi hôm nay em khá may mắn, vì vào đúng dạng đề khảo sát mà bọn em được ôn từ trước. Về câu nghị luận xã hội, em đã đưa vấn đề con người hiện nay đang quá lạm dụng vào việc khai thác tài nguyên, khiến cho tài nguyên đang cạn kiệt.". Hà Phương (ghi)

Đề giống như đề minh họa

Tại điểm thi Trường THCS Thanh Liệt (Thanh Trì, Hà Nội), em Nguyễn Minh Sơn, học sinh Trường THPT Ngô Thì Nhậm bước ra cổng trường thi sớm hơn quy định 20 phút. Em cho biết đề thi không quá khó, em chỉ thi tốt nghiệp nên không áp lực về bài làm. Ở lớp chúng em được học khá kỹ, đề giống như đề minh họa chúng em được luyện tập khá nhiều, kiến thức cũng không đánh đố. Em nghĩ mình có thể đạt 6 điểm là chắc chắn. Câu đọc hiểu là câu dễ nhất mà bạn nào cũng có thể đạt điểm tối đa cho câu hỏi đó.

Vui vẻ khi bước ra cổng trường thi khá sớm, em Nguyễn Thùy Linh, học sinh Trường THPT Ngọc Hồi (Hà Nội), đăng ký thi vào Trường ĐH Thương Mại cho biết, đề thi Văn không khó, em làm khá tốt. Đề ra khá sát với kiến thức em được học tại chương trình phổ thông, đa phần các câu hỏi tập trung ở kiến thức lớp 12, với đề thi này em làm được khoảng 70% đến 80%. Câu cuối cùng phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình hàng chài qua tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” - đây là câu hỏi cần sự vận dụng kiến thức và phân tích liên hệ với các tác phẩm khác. Tuy nhiên, câu hỏi mang tính văn học nên không khó với chúng em. Trịnh Huyền (ghi)

Thí sinh trao đổi sau buổi thi môn Văn
 Thí sinh trao đổi sau buổi thi môn Văn

Thí sinh phấn khởi bởi đề thi hay, liên hệ thực tiễn cao

Chưa hết 120 phút, một số thí sinh tại điểm thi trường THTP chuyên Phan Bội Châu (TP Vinh) đã ra khỏi phòng thi với tâm trạng hào hứng, phấn khởi.

Thí sinh Nguyễn Nhật Hoàng cho biết em làm bài tạm được. Đề nằm trong chương trình sách giáo khoa và em đã ôn tập trước đó nên dù em có thế mạnh về khối B vẫn làm được bài. “Em nghĩ là em có thể đạt được 5 điểm, đủ để xét tốt nghiệp”, Hoàng nói.

Nhiều thí sinh cho rằng, có một phần kiến thức thuộc lớp 11, nếu không ôn tập  kỹ thì sẽ khó làm được tốt câu làm văn.

Bạn Nguyễn Lê Khánh Linh (học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) cho biết: Em thấy đề hay, gắn với thực tiễn. Câu làm văn liên hệ giữa 2 tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của chương trình lớp 12 và Hai đứa trẻ em của chương trình lớp 11 thấy là câu phân loại học sinh. Vì phải có sự so sánh, đối chiếu 2 bối cảnh, 2 không gian, 2 thời gian. Từ đó rút ra những giá trị trong cuộc sống.

Khánh Linh chia sẻ đáng tiếc ở chỗ đoạn văn nghị luận xã hội đề yêu cầu 200 chữ nhưng em tham kiến thức nên làm dài. Nên thời gian dành cho câu sau ít đi. Hồ Lài (ghi)

“Đánh thức tiềm lực đất nước” xuyên suốt đề Ngữ văn

Từ nội dung đoạn trích bài thơ “Đánh thức tiềm lực” (Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015), đề thi Ngữ văn năm THPT quốc gia 2018 yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về sứ mệnh “đánh thức tiềm lực” đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay.

Nhiều thí sinh và giáo viên tỏ ra hứng thú với nội dung này, một nội dung rất thời sự trong bối cảnh đất nước hiện nay.

Cô Bùi Thu Hằng – Tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn Trường THPT Việt Đức – cho rằng, câu trúc đề thi báo sát đề thi tham khảo Bộ GD&ĐT đã công bố. Phần đọc hiểu đảm bảo các yêu cầu nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Nội dung đánh thức tiềm lực đất nước gần như xuyên suốt yêu cầu của đề văn, trừ câu 2 phần nghị luận văn học. Đây là vấn đề rất sâu sắc, mới mẻ, với HS thì ngay bản thân vấn đề đưa ra với các em đã có tính phân loại. Vấn đề tiềm lực nói ở đây không chỉ chỉ là vật chất như khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa… mà còn là vấn đề tiềm lực con người, tiềm lực trí tuệ.

Cho biết ấn tượng với câu hỏi số 4 phần đọc hiểu và câu số 1 phần làm văn, cô Hằng cho biết, đây là 2 câu hỏi có tính phân hóa rất rõ, đòi hỏi chính kiến, quan điểm HS rất rõ ràng, suy nghĩ sâu sắc mới có thể trả lời tốt câu hỏi này.

Cụ thể, câu 4 phần đọc hiểu, trả lời được HS cần cắt nghĩa được quan điểm của tác giả, sau đó yêu cầu có tính nâng cao là HS phải phân tích xem q uan điểm đó có phù hợp thực tiễn không? Đây là yêu cầu mở, HS có thể đồng tình, có thể phản biện, hoặc có thể đồng tình kết hợp phản biện. Đây chính là mảnh đất để HS phát huy năng lực.

Với câu 1 phần làm văn, HS phải có một cái nhìn rộng về khái niệm “đánh thức tiềm lực”, theo đó tiềm lực của đất nước không chỉ là tiềm lực về vật chất mà còn là tiềm lực con người, trí tuệ…

Câu 2 phần nghị luận văn học, yêu cầu phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu); từ đó, liên hệ sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (“Hai đứa trẻ” – Thạch Lam). Trong đề có vấn đề hiện thực đời sống với những mặt thô ráp và q uan trọng là quan điểm của mỗi người trước hiện thực thô ráp đó và cách phản ánh. Phân hóa nằm ở chỗ HS phải nhận xét được cách nhìn hiện thực của 2 tác giả. Kĩ năng liên hệ HS đã làm quen nhiều trong nhà trường.

Tóm lại, đây là một đề thi hay, có ý nghĩa thực tiễn và đảm bảo độ phân hóa. Hiếu Nguyễn (ghi)

Đề thi "hai trong một"

Cô Nguyễn Kim Anh – Giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa – Hà Nội) đánh giá:

Nhìn tổng thể, đề thi Ngữ văn hôm nay xứng là đề thi “hai trong một”, đáp ứng được yêu cầu của một kỳ thi vừa cấp bằng tốt nghiệp THPT, vừa xét tuyển vào các trường đại học.

Tuy nhiên, lạ ở yêu cầu cụ thể. HS thường ôn về những gì gần gũi  như tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò, nếu mở rộng nói về lòng yêu nước thì các em thường nghĩ về trách nhiệm dựng xây bảo vệ theo cách có phần “sách vở” giáo điều. Lần này đề ra về “sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay” thì có phần thử thách với nhiều học trò ít nghĩ sâu xa về những sứ mệnh theo cách trăn trở như thế.

Vậy, cái hay của đề là đặt một HS tốt nghiệp THPT trước những suy nghĩ lớn, trách nhiệm cao để xác định con đường lập thân lập nghiệp. Nhưng cái khó với một số học trò ở tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, lại được bố mẹ bao bọc thì nhiều em sẽ bối rối. Tuy nhiên như đã nói ở trên, mục đích phân hóa thì điểm “lạ” hay chỗ khó thì đương nhiên là cần.

Đánh giá chung: Nếu một HS trung bình thì nếu nỗ lực trong phòng thi thì việc đạt được 5 điểm cũng trong tầm tay. Chứ thi sinh buông xuôi không suy nghĩ và tập trung làm bài thì không thể bàn ở đây.

Bên cạnh đó, HS nào có tư duy tốt, có kỹ năng làm bài và có sự sáng tạo nhất định thì việc đạt 8 điểm trở lên không phải là việc căng thẳng.

Ở câu Đọc hiểu, 3 câu hỏi đầu, HS học trung bình có thể trả lời trong sức của mình. Câu thứ tư cần có tư duy mở rộng và biết nhìn lại về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Đầu những năm 80, trước công cuộc đổi mới đất nước, tác giả đã viết như thế. Đến nay vẫn đúng nhưng cũng cần có những bổ sung.

Ở câu yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội, HS được đặt trong hoàn cảnh “có vấn đề” để các trò có sức học bình thường viết được những suy nghĩ về đất nước, về lòng yêu nước và trách nhiệm với đất nước. Còn trò giỏi sẽ viết được về sứ mệnh đánh thức tiềm lực của mỗi cá nhân.

Ở câu nghị luận văn học, với tư cách là một người đứng lớp hàng ngày, tôi cảm nhận rõ học trò sẽ vừa quen vừa lạ với đề của kỳ thi này. Quen vì cấu trúc của đề đúng với những gì các em đã được học và rèn luyện, đúng với đề minh họa mà Bộ đã đưa ra. Nội dung của các phần, nhất là phần nghị luận văn học (5 điểm) chiếm 50% tổng số điểm là hai tác phẩm truyện ngắn quen thuộc trong quá trình ôn luyện của HS.

Tuy nhiên phân hóa lại ở yêu cầu liên hệ so sánh sự đối lập giữ vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu) và cảnh bạo lực của gia đình hàng chài từ đó liên hệ sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả.

Mới đọc đề, thí sinh có vẻ “choáng” về so sánh đối tượng, mà mỗi đối tượng lại là sự so sánh tiếp. Nhưng chỉ cần trấn tĩnh là các em có thể lần lượt khai thác theo 4 nội dung được gợi ý. Vậy là từ cái ngỡ là khó lại thành các nội dung triển khai bài. Nếu làm được vậy thì người làm bài đạt được trên 50% yêu cầu (Có thể yên tâm đỗ tốt nghiệp). Chỉ cần lưu ý thêm là dung lượng yêu cầu “liên hệ” với tác phẩm của chương trình lớp 11 sẽ ở mức độ ít hơn là tác phẩm lớp 12.

Thí sinh nắm được về nghệ thuật đối lập cũng như bình luận tốt về cách nhìn hiện thực của hai tác giả thì có thể đạt điểm cao. Và chắc chắc đỗ đại học. Hiếu Nguyễn (ghi)

Thí sinh vui vẻ rời trường thi sau môn thi Văn
Thí sinh vui vẻ rời trường thi sau môn thi Văn

Tính phân loại khá rõ ràng

Cô Nguyễn Thu Hà – Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Tử Đà (Phú Thọ) đánh giá: Đề thi nhìn chung phù hợp với năng lực và trình độ HS, tính phân loại thể hiện khá rõ ràng.

Ở phần đọc hiểu, hệ thống câu hỏi cũng bộc lộ tính phân loại, có câu hỏi  thuộc dạng đề cơ bản, không hề đánh đố HS , bên cạnh đó cũng có câu hỏi mang tính mở, đòi hỏi HS phải thể hiện được khả năng tư duy, liên hệ tốt nếu muốn đạt được điểm tuyệt đối.

Ở phần viết đoạn văn nghị luận xã hội, nội dung đề cập đến một vấn đề khá hay, rất thiết thực, có ý nghĩa đối với thế hệ trẻ hiện nay. Ngoài kĩ năng viết đoạn văn HS còn cần có kiến thức thực tế để bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình.

Ở phần viết bài văn nghị luận văn học có phần liên hệ với kiến thức thuộc chương trình 11. Yêu cầu này  tạo cơ hội cho HS có trình độ khá giỏi phát huy thế mạnh.

Theo cô Hà Thị Thu Trang – Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Tam Nông (Phú Thọ), cấu trúc đề không thay đổi, sát với đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT đã công bố. Đề kiểm tra toàn diện về kiến thức và kĩ năng (kiến thức văn học và xã hội, kiến thức lớp 11 và lớp 12, kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng nghị luận…).

Cấu trúc đề chặt chẽ, hợp lý, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS.

Về nội dung kiến thức, phần đọc hiểu và nghị luận xã hội, ngữ liệu hay và ý nghĩa, gắn liền với thực tiễn cuộc sống, phát huy được khả năng sáng tạo của HS.

Phần nghị luận văn học: đề bám sát chương trình, sách giáo khoa, có mở rộng liên hệ với lớp 11.

Về mức độ khó, phân hóa của đề: Phần đọc hiểu và nghị luận xã hội vừa sức với HS. Phần nghị luận văn học hỏi về vấn đề liên quan đến 2 tác phẩm văn xuôi, có sự tích hợp, liên hệ kiến thức văn học lớp 11, 12. Bên cạnh đó còn yêu cầu HS nhận xét về cách nhìn hiện thực của 2 tác giả. Như vậy kiến thức rộng, đòi hỏi HS có kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá tổng hợp. Đây là câu hỏi có thể phân loại được HS. Hải Bình (ghi)

Giá trị nhân sinh sâu sắc trong đề thi Ngữ văn

Cô Nguyễn Thị Hải Yến – Tổ trưởng chuyên môn Trường THPT Long Châu Sa (Phú Thọ) – có những đánh giá tích cực về đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Theo cô Hải Yến, về cơ bản đề thi chính thức THPT quốc gia môn Ngữ văn 2018 có cấu trúc như đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 mà Bộ GD&ĐT đã công bố trước đây. Nội dung kiến thức phổ rộng, bao quát kiến thức và kĩ năng môn Ngữ văn THPT; có thể đánh giá năng lực học sinh trên cơ sở đọc hiểu và tạo lập các loại văn bản khác nhau.

Vấn đề đưa ra ở phần đọc hiểu và nghị luận xã hội gần gũi, thiết thực với học sinh ngày nay, các câu hỏi theo dạng mở phát huy sự cảm nhận riêng và kĩ năng đọc hiểu của học sinh. Phần nghị luận văn học có nội dung kiến thức bao hàm chương trình Ngữ văn 11 và 12, nhưng trọng tâm là lớp 12.

Nhìn chung, đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 có yêu cầu cao hơn so với đề thi chính thức năm 2017; đặc biệt ở câu nghị luận văn học. Đề khá sát với năng lực học sinh, có sự phân hóa cao nhưng không đánh đố cũng như làm khó thí sinh. Nếu thí sinh nắm chắc kiến thức và hiểu vấn đề có thể vận dụng làm tốt.

Đi cụ thể vào từng câu hỏi, cô Hải Yến cho rằng, phần đọc hiểu lấy ngữ liệu đọc hiểu ngoài sách giáo khoa nhưng lại là một văn bản thơ khá gần gũi, dễ hiểu. Vì vậy, học sinh chỉ cần đọc kĩ đề sẽ làm được.

Bốn câu hỏi của đề thi trong phần đọc hiểu có tính phân hóa rõ nét: Câu 1, 2 dừng lại ở mức độ nhận biết, học sinh trung bình có thể làm được; câu 3, 4 nâng lên ở mức độ cao hơn là thông hiểu; yêu cầu trình bày suy nghĩ, quan điểm là ở mức độ vận dụng, vận dụng cao; câu 4, thí sinh phải có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía một cách sâu sắc mới có thể đạt được điểm tối đa.

Khẳng định câu nghị luận xã hội vừa sức, có giá trị nhân sinh và xã hội sâu sắc, hướng đến phát triển nhân cách con người, cô Nguyễn Thị Hải Yến làm rõ:

Câu hỏi nghị luận xã hội về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân. Vấn đề nghị luận không quá khó với học sinh. Tuy nhiên, thí sinh bên cạnh việc hiểu đúng trách nhiệm của bản thân còn phải có những hiểu biết về tiềm lực còn ngủ yên của đất nước mới có thể viết sâu sắc được.

Tuy hỏi vấn đề không mới nhưng trong khoảng 200 chữ thí sinh vẫn phải vận dụng nhuần nhuyễn nhiều thao tác, kỹ năng như: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ mới có thể đạt được điểm tối đa.

Với câu nghị luận văn học, theo cô Nguyễn Thị Hải Yến nhận định bám sát kiến thức cơ bản nhưng có sự phân hóa cao; giống như cách hỏi trong đề tham khảo Bộ GĐ&DT đã công bố nhưng mức độ khó và dài hơn khoảng 20%.

Những thí sinh làm bài thi để xét đại học và cao đẳng đòi hỏi phải chủ động trong kiến thức đồng thời kỹ năng phải vận dụng nhuần nhuyễn, tốc độ phải nhanh mới có thể hoàn thành bài thi thật tốt.

Có thể nói, câu nghị luận văn học đã thể hiện rõ sự phân hóa đòi hỏi học sinh không chỉ biết phân tích, tái hiện kiến thức đơn thuần mà còn phải biết khái quát, liên hệ, so sánh để mở rộng, nâng cao vấn đề.

Đây chính là câu thể hiện sự phân hóa rõ giúp cho những học sinh khá giỏi có thể bộc lộ được năng lực của mình. Những thí sinh làm tốt phần này không chỉ đủ điều kiện để tốt nghiệp mà còn là một kênh thông tin tốt, có thể trúng tuyển vào nhiều trường ĐH.

Đánh giá chung, cô Hải Yến cho rằng: Nhìn chung đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm nay vừa sức, phù hợp với trình độ chung của học sinh các vùng miền trong cả nước. Tuy nhiên thí sinh sẽ không dễ đạt điểm cao vì năm nay, đề thi yêu cầu thí sinh phải nắm chắc kiến thức một cách phổ rộng và thực sự hiểu vấn đề chứ không chỉ học thuộc là làm được bài. Để đạt điểm cao, thí sinh phải có tư duy tốt, lập luận sắc bén, giải quyết vấn đề nghị luận sáng tạo, linh hoạt… Nguyễn Nhung (ghi)

Phụ huynh đón con sau giờ thi môn Văn
 Phụ huynh đón con sau giờ thi môn Văn

Đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa

Cô Phạm Thị Thu Phương - GV Tuyensinh247.com đồng thời là giáo viên trường Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành - Hà Nội, đánh giá: Về cơ bản, cấu trúc đề thi bám sát cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT công bố ngày 24/1/2018, bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12. Trong đó, lượng kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 30% và lớp 12 chiếm khoảng 70% trong câu nghị luận văn học. Đề thi gồm có 2 phần:

Phần 1: Đọc hiểu. Phần này sẽ chiếm 30% tổng số điểm.

Phần 2: Làm văn. Phần này chiếm 70% tổng số điểm bài thi.

Cũng tương tự như đề thi các năm trước đó, phần Đọc hiểu có ngữ liệu đọc hiểu là một văn bản thơ, theo đó là 4 câu hỏi ở các mức độ từ nhận biết, thông hiểu đến vận dụng. Ngữ liệu với các câu hỏi vừa sức với học sinh, đề cập đến vấn đề có ý nghĩa.

Phần Làm văn bao gồm có 2 câu hỏi:

Một là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận xã hội với dung lượng 200 chữ (không quá một mặt giấy thi). Câu hỏi này chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Vấn đề nghị luận sẽ được rút ra ngay từ ngữ liệu của phần đọc hiểu. Vấn đề đánh thức tiềm lực đất nước khá gần gũi và thiết thực với học sinh, khơi gợi được trách nhiệm xã hội của người viết. Với đề nghị luận xã hội học sinh cần có những hiểu biết sâu rộng về vấn đề nghị luận, cần biết kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. Cần chú ý đảm bảo chuẩn dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu.

Câu hỏi còn lại của phần Làm văn là câu hỏi yêu cầu tạo lập văn bản nghị luận văn học, chiếm 50% trên tổng số điểm bài thi. Kiến thức lớp 11 chiếm khoảng 30%trong câu nghị luận văn học. Phần liên hệ với tác phẩm lớp 11 khá cơ bản, không “đánh đố” học sinh nhưng không dễ, tạo nên sự phân hóa khá rõ đối với người làm bài. Phổ điểm sẽ ở mức 6, 7 điểm; số học sinh đạt điểm 8 trở lên sẽ không nhiều như năm trước.

Đề bài đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn phải thực sự hiểu được nội dung ý nghĩa của mỗi tác phẩm, đặc điểm phong cách nghệ thuật của mỗi tác giả và cả yếu tố thời đại chi phối đến tác phẩm (tác phẩm Hai đứa trẻ ra đời vào thời điểm trước cách mạng 1945, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ra đời vào đêm trước của thời kì đổi mới 1986). Nhìn chung với đề bài này, học sinh muốn làm tốt không chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản, thành thạo kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học mà còn cần phải tư duy tổng hợp để bài viết chính xác và phong phú.

Một phần quan trọng nữa không kém là chúng ta cần phân bố thời gian hợp lí để làm bài. Thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Phần đọc hiểu, chúng ta cần dành khoảng 15 đến 20 phút để làm; câu 1 phần Làm văn cần dùng 20 đến 25 phút và còn lại câu nghị luận văn học nên dành cho 80 phút. Phân bố thời gian hợp lí cũng là một trong những bí quyết để có một bài làm tốt!

Nhìn chung, đề thi THPTQG môn Ngữ Văn của Bộ Giáo dục & Đào tạo Hà Nội được công bố vào ngày 25/06/2018 là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao. Vì vậy, học sinh cần cố gắng hơn rất nhiều mới có thể đạt được điểm khá, giỏi. Kim Phượng (ghi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ