Dạy Lịch sử bằng cách “mềm hóa” lượng kiến thức trong sách giáo khoa

GD&TĐ - Đối với các giờ dạy trên lớp, chúng tôi chuyển từ dạy học cung cấp kiến thức sang dạy học phát triển kĩ năng, làm cho giờ học Lịch sử thực sự nhẹ nhàng, thoải mái, từ đó các em tiếp nhận kiến thức một cách hào hứng, phấn khởi.

Môn Lịch sử đã hấp dẫn học sinh bằng những chương trình học tập thực tế. Ảnh minh họa/internet
Môn Lịch sử đã hấp dẫn học sinh bằng những chương trình học tập thực tế. Ảnh minh họa/internet
22 năm trong nghề dạy học tôi có rất nhiều trải nghiệm cùng đồng nghiệp, và các em học sinh, phụ huynh. Tôi đã rút ra bài học cho bản thân: Nghề dạy học khác với nghề khác ở chổ, sản phẩm mình tạo ra là con người nên bản thân giáo viên muốn giỏi về nghề phải không ngừng hoàn thiện chính mình.
 Cô Trần Thị Nga 

Đó là chia sẻ của cô Trần Thị Nga – Tổ trưởng tổ chuyên môn Lịch sử trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Tĩnh). Theo cô Trần Thị Nga, môn Lịch sử là môn mà nhiều học sinh không mấy hứng thú vì các em cảm thấy khó. Vì thế cô và các đồng nghiệp đã “mềm” hóa lượng kiến thức trong sách giáo khoa bằng nhiều phương pháp dạy học khác nhau.

“Chúng tôi tích cực đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm sáng tạo như: Tổ chức dạy học thực địa, tổ chức chuyên đề ngoại khóa theo chủ đề, tổ chức các chương trình sân khấu hóa các sự kiện lịch sử… Và thực tế, môn Lịch sử đã hấp dẫn các em bằng những chương trình học tập như thế” – cô Trần Thị Nga trao đổi.

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cô Trần Thị Nga đã xác định được trách nhiệm của bản thân mình là không ngừng đổi mới trong giảng dạy, từ đổi mới phương pháp lấy học sinh làm trung tâm đến đổi mới về kiểm tra đánh giá.

“Theo đó, tôi đã tham gia nhiều chương trình tập huấn của Bộ GD&ĐT về chuyên môn Lịch sử cũng như về quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn. Trên cơ sở đó, chúng tôi tự đổi mới mình trong giảng dạy ở nhà trường phổ thông” - cô Trần Thị Nga cho hay

Cũng theo cô Trần Thị Nga, năm học mới 2017 – 2018, đặt ra nhiều nhiệm vụ cho đội ngũ giáo viên, trọng tâm là nâng cao chất lượng Kỳ thi THPT quốc gia 2018. “Trước mắt, chúng tôi sẽ tiếp tục tham gia tập huấn để xây dựng ma trận đề và ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm.

Với việc dạy học, đặc biệt cho học sinh khối 12, chúng tôi đẩy mạnh các phương pháp giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Lịch sử, giúp các em có kiến thức vững vàng; đồng thời rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm cho các em để đạt kết quả cao nhất trong kì thi THPT quốc gia 2018.

Được biết cô Trần Thị Nga có 12 năm là giáo viên giỏi cấp tỉnh và Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Cô có 4 SKKN cấp ngành và 1 SKKN cấp Tỉnh.

Năm 2015 cô đạt danh hiệu CSTĐ cấp tỉnh, được vinh danh là điển hình tiên tiến ngành Giáo dục Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2015. Từ 2008 đến nay, cô là cán bộ công đoàn cơ sở được Liên đoàn Lao động Tỉnh, Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen. Năm học 2016-2017, cô có sản phẩm tích hợp liên môn đạt giải Nhì cấp quốc gia.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đây là lần thứ hai NHNN hủy đấu thầu vàng miếng.

Tiếp tục huỷ phiên đấu thầu vàng

GD&TĐ - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa gửi đi thông báo hủy bỏ cuộc đấu thầu vàng miếng ngày 25/4 đến các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.