Công nghệ giáo dục: Hướng tới một tương lai bền vững

GD&TĐ - Sáng nay 10/3, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã phối hợp cùng UNICEF tổ chức Hội thảo quốc tế "Công nghệ giáo dục: Hướng tới tương lai bền vững”.

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam chủ trì tại điểm cầu Hà Nội
GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam chủ trì tại điểm cầu Hà Nội

Hội thảo quốc tế "Công nghệ giáo dục: Hướng tới một tương lai bền vững" được tổ chức trực tiếp và trực tuyến,  thu hút gần 300 đại biểu trong và ngoài nước tham dự. Đây thực sự là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục và các chuyên gia giáo dục trong Khu vực ASEAN và trên thế giới thảo luận về kiến thức kỹ thuật số, vai trò của công nghệ trong dạy và học, ứng dụng của công nghệ trong giáo dục và hội nhập cũng như chia sẻ các bài học kinh nghiệm thực tiễn.  

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam điều hành với chủ đề “Liệu công nghệ tự thân có thể chuyển đổi giáo dục?”. Diễn giả chính là GS Justin Reich, Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ và TS Tạ Ngọc Trí, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT và bà Lê Lan Anh, đại diện UNICEF Việt Nam đã làm rõ nhiều nội dung liên quan.

Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến thu hút gần 300 đại biểu tham gia
Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến thu hút gần 300 đại biểu tham gia

Với chủ đề “Thúc đẩy năng lực số trong giáo dục phổ thông”.  PGS Thomas Chiu, Đại học Hồng Kông, từ thực tế đã đưa ra minh chứng để thấy rõ Thúc đẩy năng lực số của học sinh và giáo viên có phải là một thách thức?  GS Garry Falloon, Trường Sư phạm, Đại học Macquarie đưa ra nhìn nhận của ông từ kiến thức số đến năng lực số, để thấy được góc nhìn mới về trình độ của các nhà giáo dục trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng. Đến từ SEAMEO INNOTECH, ông Christian Leubert C. Milambiling, nghiên cứu trường hợp của Philippines đã chia sẻ năng lực của những công dân số.

Cạnh tranh số trong thực hành là phiên họp tiếp theo, tác giả Bùi Thị Diển, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã đưa ra tham luận: Năng lực số của giáo viên, học sinh và sự thể hiện trong các lớp học trực tuyến. Tiếp đó, TS Savita Kaushal, Đại học Jamia Millia Islamia và Harpreet Sehmbi, Đại học quốc gia mở Indira Gandhi chia sẻ vấn đề tư duy đổi mới; Diễn giả Islam Rezwana, Đại học Nghệ thuật Bangladesh đưa ra những can thiệp công nghệ trong lớp học tiền tiểu học –Tích hợp công nghệ trong lớp học thời kỳ hậu Covid-19: Dự định và kỳ vọng.

Các đại biểu quốc tế tham luận trực tuyến tại các điểm cầu
Các đại biểu quốc tế tham luận trực tuyến tại các điểm cầu

Tại phiên họp ứng dụng công nghệ trong lớp học, Denis B. Melik Tangiyev, Đại học Purdue, Hoa Kỳ đã minh chứng về việc tăng cường phát triển ngoại ngữ thông qua ứng dụng thực tế ảo (VR) cho người học; Sử dụng thực tế ảo trong giáo dục ngoại ngữ: Từ quan điểm của giáo viên là quan điểm của tác giả Trần Mỹ Ngọc, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và Scott Cardwell, ImmerseMe, New Zealand; Diễn giả Đỗ Đức Lân, Viện KHGD Việt Nam đã đưa ra kết quả nghiên cứu của dự án “Xây dựng hệ thống bài học toán tương tác thực tế tăng cường trong Chương trình GDPT 2018 tại Việt Nam.

Chủ đề xu hướng mới trong công nghệ GD được đưa ra với quan điểm của TS Miao Fengchu, Công nghệ và AI trong GD, nhóm đổi mới về GD và học tập tương lai, UNESCO, ông đã lập bản đồ chương trình giảng dạy Trí tuệ nhân tạo từ mầm non đến GDPT (Chương  trình nghiên cứu của UNESCO); Tiếp đó TS Damien Rompapas, Phòng thí nghiệm thực tế mở rộng Brewed Engagement, Úc nêu lên vai trò của XR (thực tế mở rộng) và ứng dụng trò chơi để mở đường cho tương lai của GD;  TS Rahel Warnatsch, ĐHKhoa học và Công nghệ Na Uy & ĐHKhoa học Ứng dụng Na Uy đưa ra minh họa Khung sử dụng rô bốt hình người trong môi trường học tập tại trường. GS Claudia Spataro, Universidad Nacional de Córdoba, Argentina đã đưa ra thực tế sinh động các trò chơi và công cụ kỹ thuật số trong lớp học EFL từ xa.

Đại dịch ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt trong cuộc sống. Nó đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Trong 2 năm qua mỗi chúng ta đã học những điều mới đó là ứng dụng công nghệ trong dạy - học hiệu quả ứng phó với dịch bệnh, và điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên và những nhà quản lý giáo dục. Tuy nhiên chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để các em học sinh có được những trải nghiệm học tập tốt nhất. Công nghệ sẽ giúp chúng ta đạt được những điều đó.

Đưa ra các giải pháp cho giáo dục đặc biệt đối với từng quốc gia, cần phải làm nhiều hơn nữa, cần tập trung phát triển tài liệu tốt cho cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên tôi hiểu rằng điều này rất khó, nhưng chúng ta đã và đang làm được điều đó, cần tiếp tục phát triển những bài kiểm tra được thiết kế riêng biệt cho toàn bộ học sinh các cấp. Trong dự án AR math project - chúng tôi đã xây dựng chương trình học toán sử dụng thưc tế ảo để nâng cao chất lượng giảng dạy và trải nghiệm học sinh.  - GS Lê Anh Vinh, VIện trưởng Viện KHGD Việt Nam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ