Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ

GD&TĐ - Trong 90 phút diễn ra giao lưu trực tuyến, các vị khách mời đã nhiệt tình trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, các vấn đề liên quan đến công tác chuyên môn... trong việc xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ.  

Nhà báo, TBT Nguyễn Ngọc Nam (đầu tiên từ trái qua) chào mừng các vị khách mời
Nhà báo, TBT Nguyễn Ngọc Nam (đầu tiên từ trái qua) chào mừng các vị khách mời
CÁC KHÁCH MỜI

1. TS Vũ Thị Tú Anh - Phó Trưởng ban Thường trực Đề án Ngoại ngữ 2020;

2. PGS. TS Nguyễn Lân Trung - Chuyên gia Đề án Ngoại ngữ 2020;

3. Ông Hoàng Văn Dương - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai;

4. Thạc sĩ Phạm Thị Hồng Thanh -  Quyền Trường khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Tây Bắc;

5. TS Ngô Tuyết Mai - Giám đốc Trung tâm Quốc tế, Trường ĐH Hà Nội.

Theo các chuyên gia, trên bước đường hội nhập và phát triển, để nâng cao năng lực ngoại ngữ, cần phải thực hành ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi. 

Theo đó, phải có một cộng đồng học tập ngoại ngữ để mỗi thành viên tham gia có thể phát huy được hết tiềm năng ngôn ngữ, đồng thời tận dụng tối đa sự giúp đỡ, hỗ trợ của các thành viên khác trong cộng đồng, qua đó tăng cường sự tương tác giữa các thành viên để xây dựng, duy trì và phát triển cộng đồng.

Xây dựng các cộng đồng học tập ngoại ngữ chính là một nỗ lực quan trọng góp phần cá thể hóa các chiến lược học tập của người học dựa trên những sự tương đồng phổ biến về phong cách học của một nhóm người học cụ thể trong những không gian, thời gian cụ thể.

Hiện nay, nhiều địa phương, các bộ ngành, cơ quan Trung ương, các cơ sở giáo dục đào tạo đã bước đầu phát hiện, hình thành, xây dựng và phát triển các mô hình điển hình về triển khai cộng đồng học tập ngoại ngữ với nhiều hình thức dạy - học phong phú, đa dạng, thiết thực và hiệu quả.”

Nắm bắt được nhu cầu học tập, chia sẻ những bài học kinh nghiệm về xây dựng và triển khai các mô hình cộng đồng học tập ngoại ngữ, tạo đà cho việc tăng cường triển khai giải pháp xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ tại các địa phương, báo Giáo dục và Thời đại phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến “Kinh nghiệm xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ”.

Đúng 14h, buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu.

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ ảnh 1Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ ảnh 2
Nhà báo, Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Nam phát biểu khai mạc buổi giao lưu trực tuyến, đồng thời nhấn mạnh: Đây là cầu nối để các chuyên gia, các giáo viên ngoại ngữ, các nhà hoạch định chính sách trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và triển khai các hoạt động cộng đồng, các mô hình cộng đồng trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ trên toàn quốc.

Đồng thời nhân rộng các mô hình cộng đồng học tập ngoại ngữ hiệu quả để từng bước đạt được mục tiêu “biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã được nêu trong Đề án NNQG 2020.

Thay mặt Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, PGS.TS Nguyễn Lân Trung cho biết: Năm 2015 kết thúc giai đoạn 1 của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Chính thức triển khai từ năm 2011, 4 năm qua, Đề án đã làm được khá nhiều việc, trong đó triển khai mạnh mẽ 1 trong 8 giải pháp đề ra là xây dựng cộng đồng học tập ngoại ngữ.

Sang năm 2016 – 2020 - là giai đoạn "về đích", giai đoạn rất quan trọng, với sự hợp tác, hỗ trợ nhiệt tình suốt thời gian qua, mong báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đồng hành cùng Đề án trong thời gian tới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thực tế chưa hẳn như biểu hiện

GD&TĐ - Cuộc trả đũa của Iran ngày 12/4 vừa qua tạo bước ngoặt mới trong mối quan hệ đầy thù địch và căng thẳng giữa nước này và Israel.