Cậu học sinh mang gà đến lớp và điểm 10 bất ngờ

Khi cô giáo vẽ hình tròn trên bảng, cậu học trò lập tức chạy lên xóa đi khiến cô bật khóc. Không chỉ thế, nam sinh còn mang gà tới lớp và khi cô hỏi, em bèn ôm gà bỏ ra ngoài.

Cậu học sinh mang gà đến lớp và điểm 10 bất ngờ

Tường thuật trực tiếp

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

report

Dự đoán phổ điểm chủ yếu là 7-7.5 điểm

Thầy Nguyễn Đình Hòa (GV Ngữ văn, Trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng) dự đoán phổ điểm chủ yếu là 7-7.5 điểm

Phần đọc hiểu của đề thi Ngữ văn đợt 2 có câu hỏi rõ ràng, thí sinh có thể bám sát văn bản để trả lời. Vấn đề đặt ra trong văn bản rất thiết thực và gần gũi với mọi người nên học sinh có thể hoàn thành tốt phần thi này. Câu nghị luận xã hội là phần triển khai mở rộng của đề đọc hiểu, không đánh đố học sinh. Đặc biệt trong tình hình phòng chống dịch hiện nay, "sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống" đã hiện hữu khắp nơi, phát huy hiệu quả rõ rệt nên học sinh dễ đạt điểm tối đa phần này.

Phần nghị luận văn học đã chọn đoạn thơ gồm hai đoạn nhỏ thể hiện rõ chất nhạc, chất họa và nét phóng khoáng, lãng mạn và tài hoa của nhà thơ Quang Dũng. Tuy nhiên, dù dễ phân tích nhưng đây không phải là đoạn dễ để các em có thể đạt điểm cao. Muốn đạt điểm cao phần này, ngoài việc nắm vững tác phẩm, cảm nhận tốt hồn thơ Quang Dũng, học sinh còn cần kĩ năng viết tốt để thể hiện được nét tài hoa của một nhà thơ hết sức tài hoa.

Đề có cấu trúc tương tự như đề đợt 1, văn bản đọc hiểu và các câu hỏi tường minh nên học sinh dễ trả lời chính xác để lấy điểm hơn đề đợt 1. Dự đoán phổ điểm chủ yếu là 7-7.5

Ánh Ngọc

report

Đề thi phân hoá tốt, không đánh đố học sinh

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hà.

Theo cô Nguyễn Thị Thu Hà - giáo viên Ngữ văn Trường THPT Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông: Đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 2) là đề thi hay, bám sát nội dung và chương trình học, vừa sức học sinh. Đặc biệt, độ khó của đề thi tương đương với đề thi đợt 1, bảo đảm tính công bằng cho thí sinh dự thi 2 đợt.

Đề thi cũng có mức độ phân hóa rõ rệt. Có những yêu cầu kiến thức dành cho học sinh khá- giỏi phát huy khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, đề thi không mang tính đánh đố học sinh.

Với những diễn biến trong cuộc sống hiện tại, vấn đề về “sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống" được đề cập thường xuyên, phần lớn những học sinh thi đợt 2 đang trải qua những cảm xúc rất chân thực về tinh thần hợp tác nên không khó để các em có thể đạt điểm tối đa phần này.

Phần nghị luận văn học: Với hai đoạn thơ nhỏ thể hiện rõ chất nhạc, chất họa và nét phóng khoáng, lãng mạn, tài hoa của nhà thơ Quang Dũng. Nói về nỗi nhớ của Quang Dũng với tình quân dân trong kháng chiến Đây là phần kiến thức không xa lạ nhưng dành để phân hoá học sinh. Muốn “ăn” điểm phần này, ngoài việc nắm vững tác phẩm, cảm nhận tốt hồn thơ Quang Dũng, học sinh còn cần kĩ năng viết tốt để thể hiện được nét tài hoa của một nhà thơ tài hoa.

Đề có cấu trúc tương tự như đề đợt 1, văn bản đọc hiểu và các câu hỏi tường minh, nội dung kiến thức gần gũi cuộc sống. Dự đoán sẽ có nhiều điểm khá.

Bảo Minh

report

Đề thi Ngữ văn vừa sức như đề đợt 1

Thí sinh tỉnh Tiền Giang dự thi môn Ngữ văn sáng 6/8.
Thí sinh tỉnh Tiền Giang dự thi môn Ngữ văn sáng 6/8.

Theo Sở GD&ĐT Tiền Giang, ở môn thi Ngữ văn, có 31 thí sinh đăng ký dự thi. Số thí sinh dự thi sáng 6/8 là 29, vắng 2 thí sinh.

Thời tiết sáng nay thuận lợi, thí sinh được ở nội trú tại điểm thi nên việc dự thi được tạo điều kiện rất tốt.

Ghi nhận tại điểm thi THPT chuyên Tiền Giang, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn khá tốt. Đánh giá đề thi Ngữ văn đợt 2 so với đợt 1 là tương đương nhau, không khó hơn cũng không dễ hơn.

Phần đọc hiểu 3 điểm vừa sức thí sinh, phần làm văn cũng nằm trong chương trình các em đã được học, ôn tập.

Chia sẻ về đề Ngữ văn, cô Phan Minh Thùy, giáo viên Trường THPT chuyên Tiền Giang cho biết: Phần đọc hiểu khá dễ, học sinh dễ dàng kiếm điểm ở phần này. Chỉ cần học sinh chú ý một chút là có thể hoàn thành hết, nói chung là tính phân hóa hợp lý.

Theo cô Thùy, phân hóa nằm ở câu 3. Vấn đề đặt ra trong đoạn văn rất thiết thực với tình hình chung của nhân loại; có tính giáo dục. Còn phần nghị luận văn học thì khá dễ, nằm ở kiến thức cơ bản - vì chỉ yêu cầu cảm nhận 1 đoạn thơ và làm rõ cảm hứng lãng mạn của tác giả Quang Dũng. Trong đó, cảm hứng lãng mạn vốn là một trong những ý chủ chốt trong nội dung hướng dẫn học bài, giáo viên chắc chắn có dạy kỹ.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, sau khi có kết quả xét nghiệm sàng lọc Covid-19, có 1 trường hợp thí sinh cho kết quả dương tính tại Trường THPT Quốc Thái, huyện An Phú.

Ngay sau đó, Sở GD&ĐT An Giang cho 22 thí sinh liên quan chuyển sang xét đặc cách tốt nghiệp, do liên quan đến thí sinh dương tính với Covid-19.

Q. Ngữ - X. Uyên - CTV

report

Đề thi "đẹp", tường minh và logic

Cô giáo Trần Thị Kim Hoa.
Cô giáo Trần Thị Kim Hoa.

Cô Trần Thị Kim Hoa - giáo viên Trường THPT Liên Hà (Đông Anh - Hà Nội) nhận xét: Cấu trúc đề thi gồm  2 phần và có 3 câu, bám sát đề thi tham khảo của bộ GD&ĐT. Mức độ đề thi phù hợp, có khả năng phân loại học sinh.

Đánh giá từng phần trong đề thi:

Về Ngữ liệu phần đọc hiểu: Đảm bảo 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Câu 1, 2: học sinh có thể dễ dàng trả lời theo văn bản đã cho. Câu 3: có tính phân loại, vấn đề đặt ra có ý nghĩa nhân văn. Câu 4: học sinh trình bày suy nghĩ riêng, cần có chính kiến, biết hướng đến giá trị sống tốt đẹp

Phần nghị luận xã hội: Chủ đề quen thuộc khi bàn đến tinh thần hợp tác. Vấn đề có ý nghĩa thiết thực, bồi đắp nhận thức, tình cảm cho học sinh trên ngưỡng cửa bước vào cuộc sống; có ý nghĩa cụ thể trong hoàn cảnh dịch bệnh cũng như trong cuộc sống về sau

Phần Nghị luận văn học: Nằm trong trọng tâm kiến thức ôn tập môn ngữ văn, yêu cầu chính là cảm nhận về khổ 2 của bài Tây Tiến. Để làm được phần  này, học sinh cần có kiến thức bao quát và vững vàng: Khái quát chung về thời đại, tác giả Quang Dũng và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Nội dung chính là nỗi nhớ của Quang Dũng về tình quân dân trong kháng chiến, vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của người lính vệ quốc năm xưa, cảm hững lãng mạn của trích đoạn. Học sinh cần có năng lực cảm thụ văn chương, ngôn ngữ diễn đạt, muốn đạt điểm cao cần có kiến thức về lí luận văn học về đặc trưng của thơ ca: sự vận động của tứ thơ, hình ảnh, nhạc điệu, chất liệu hội họa của đoạn thơ, phong cách nghệ thuật Quang Dũng. Đồng thời từ cảm nhận đoạn thơ, học sinh biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống hôm nay

Nhìn chung, so sánh với đề thi đợt 1: Đề không gây bất ngờ, thậm chí đề “đẹp” hơn đề đợt 1, câu lệnh chuẩn xác, có sự logic giữa phần đọc hiểu và nghị luận xã hội. Thí sinh không khó để đạt điểm 6, 7, tạo sự công bằng giữa hai đợt thi.

Kim Thoa

report

Hải Phòng: Thí sinh "thở phào" với đề thi môn Ngữ văn

Những thí sinh đầu tiên bước ra khỏi phòng thi
Những thí sinh đầu tiên bước ra khỏi phòng thi

Bước ra khỏi trường thi em Lê Văn Duy, thí sinh đến từ Trung tâm GDTX Kim Thành, nhận xét đề thi nhẹ nhàng, vừa sức với học sinh.

Phần đọc hiểu đề văn vào một đoạn trích của tác phẩm "Món quà cuộc sống" của tác giả Dr. Demie.S.Siegel. Đoạn văn nhẹ nhàng với những câu hỏi đọc hiểu về mục đích chăm sóc, gìn giữ hành tinh; chỉ ra những điều đơn giản, gần gũi để gìn giữ mái nhà chung....

Thí sinh Nguyễn Thị Trường Lưu cũng từ Kim Thành, Hải Dương, nhận xét đề Ngữ văn khá dễ, phù hợp với sức học của học sinh. Em thích nhất phần đọc hiểu.

Thí sinh huyện Kim Thành, Hải Dương chia sẻ sau khi làm bài thi môn Ngữ văn
Thí sinh huyện Kim Thành, Hải Dương chia sẻ sau khi làm bài thi môn Ngữ văn

Thí sinh Vũ Thiên Đạt, thí sinh của Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận xét, đề độ khó ngang với đề thi lần 1.

Tâm lý em khá nhẹ nhõm, thoải mái, vào phòng thi em và các bạn được thầy cô giám thị động viên nên tự tin làm bài.

Dù chuyên khối A nhưng em thấy đề Ngữ văn vừa sức, em làm tốt bài. 

Nguyễn Dịu

report

Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng tương đương đề thi đợt 1

Tiến sĩ Phạm Hữu Cường – giáo viên tại Hệ thống Giáo dục Hocmai nhận định: Đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn đợt 2 năm 2021 có cấu trúc và yêu cầu về kiến thức, kĩ năng tương đương đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn lần 1 năm 2021. Đề thi có khả năng đánh giá được năng lực người học, thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn.

Đề thi bám sát chương trình THPT, nhất là chương trình Ngữ văn 12. Độ dài các câu tương đối hợp lý. Yêu cầu về mức độ kiến thức và kĩ năng trong đề thi khá cơ bản, phù hợp với học sinh có học lực trung bình và khá. Các câu trong đề nhìn chung được sắp xếp từ dễ đến khó, đảm bảo được việc kiểm tra kiến thức và kĩ năng ở các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Đề thi cũng ít câu hỏi mở, khả năng phân loại thí sinh chưa cao, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa dùng để xét tuyển sinh ĐH, CĐ.

Ngữ liệu đọc hiểu tương đối hay và có tính thời sự, đề cập đến mối quan tâm chung của nhân loại. Trong đề thi các câu hỏi ở phần đọc hiểu khá cơ bản, không khó đối với học sinh có học lực trung bình trở lên. Các em chỉ cần đọc kĩ văn bản, vận dụng các kĩ năng đọc hiểu thông thường là có thể hoàn thành tốt các câu hỏi này, Vì vậy, ở phần đọc hiểu, sẽ khá nhiều thí sinh đạt được từ 2 đến 2,5 điểm, thậm chí đạt điểm tối đa.

Câu nghị luận xã hội không khó và khá quen thuộc, ít có khả năng khơi gợi hứng thú làm bài cho học sinh. Ở câu này, học sinh có học lực trung bình và khá có thể giải quyết được những yêu cầu cơ bản của đề bài, nên việc đạt được 1,5/2 điểm cũng là trong tầm tay.

Là câu có nhiều “chất văn” hơn cả, câu nghị luận văn học (câu 2, phần II) có thể khơi gợi được ít nhiều hứng thú làm bài của học sinh. Các em chỉ cần bám sát văn bản, vận dụng kĩ năng phân tích và năng lực cảm thụ văn học của mình là có thể hoàn thành được phần lớn yêu cầu của đề. Ở câu này, yêu cầu “nhận xét về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ” giúp phân hóa trình độ thí sinh.

Với đề thi này, phổ điểm chủ yếu mà học sinh đạt được sẽ vào khoảng 7-8 điểm.

Nguyễn Nhung

report

Đề thi Ngữ văn vừa sức

Cô Lê Hải Châu – giáo viên Ngữ Văn Trường THPT Ban Mai - Hà Đông, Hà Nội
Cô Lê Hải Châu – giáo viên Ngữ Văn Trường THPT Ban Mai - Hà Đông, Hà Nội

Nhận định của cô Lê Hải Châu – giáo viên Ngữ Văn Trường THPT Ban Mai - Hà Đông, Hà Nội: Tương tự đề Ngữ văn đợt 1, đề thi đợt 2 về cơ bản không thay đổi vẫn gồm có hai phần, ba câu, phần Đọc hiểu 3 điểm, phần Làm văn 7 điểm với hai câu: câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm. 

Phần I: Đọc-hiểu vẫn gồm 2 câu nhận biết, 1 câu thông hiểu và 1 câu vận dụng. Với câu nhận biết học sinh dễ dàng đạt điểm tối đa vì ngữ liệu đoạn trích đã có sẵn

Phần II: Làm văn gồm 2 câu hỏi nhỏ.

Câu 1 (2 điểm) Câu hỏi nghị luận xã hội liên kết với đoạn trích ở phần đọc hiểu, yêu cầu thí sinh trình bày “sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống” - “sự cần thiết” được hiểu là ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc sống cần có tinh thần hợp tác.

Có thể thấy, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo đúng form, cấu trúc, dung lượng mà học sinh ôn luyện, phù hợp với thời lượng và quỹ điểm; khía cạnh của vấn đề nghị luận cũng hướng tới một trong những điều quan trọng của cuộc sống.

Tinh thần hợp tác rất quan trọng trong cuộc sống đặc biệt là dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp. Các quốc gia cùng chung sức giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong đẩy lùi dịch bệnh sẽ mang lại môi trường chung an toàn, sự phát triển kinh tế ổn định có giao lưu hợp tác giữa các nước, thúc đẩy nền kinh tế-văn hóa-xã hội...

Câu 2 (5 điểm): Câu hỏi nghị luận văn học bám sát đề thi minh họa của Bộ GD. Vấn đề xác định phạm vi kiến thức và kĩ năng trong câu nghị luận văn học khá rành mạch khi yêu cầu cảm nhận về cảm nhận đoạn thơ thứ 2 gồm 8 câu thơ từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng trong đoạn thơ.

Với yêu cầu đầu tiên: Cảm nhận về đoạn thơ, học sinh cần chỉ ra nội dung của đoạn thơ là Nỗi nhớ về đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây, nghệ thuật tiêu biểu là thể thơ 7 chữ êm ái, giàu nhạc điệu; lựa chọn chi tiết đặc sắc giàu tính tạo hình; từ ngữ hình ảnh khơi gợi cảm xúc, đậm chất lãng mạn.

Với yêu cầu thứ 2 của đề, học sinh cần giải thích ngắn gọn Cảm hứng lãng mạn là cái tôi trữ tình bay bổng, vượt lên thực tại khó khăn, hoàn cảnh khắc nghiệt để tìm thấy những niềm vui, lẽ sống cao đẹp. Sau đó chỉ ra cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ: Khung cảnh đêm liên hoan văn nghệ (Màu sắc, ánh sáng, âm thanh, con người) và cảnh sông nước miền Tây (không gian, thời gian, cảnh vật, con người)

Nhìn chung đề thi Ngữ văn đợt 2 dễ thở, vừa sức với học sinh, bám sát đề tham khảo, đảm bảo yêu cầu phân hóa, kiểm tra được kiến thức, kĩ năng của học sinh.

Nguyễn Nhung

report

Quảng Ngãi: Đề dễ hiểu, dễ tiếp cận

Thí sinh Nguyễn Dương Trường Sa, dự thi tại điểm thi Trường THTP Chuyên Lê Khiết cho biết: "So với đề thi ở đợt 1 thì văn bản của phần Đọc hiểu ở đợt 2 dễ tiếp cận, dễ hiểu hơn. Phần nghị luận xã hội, em chủ yếu dựa vào đoạn văn đã cho để phân tích thôi chứ không mở rộng nhiều vì đoạn văn cũng chỉ khoảng 200 chữ, không quá dài để làm phần liên hệ nhiều. Trong đó, em có nhấn mạnh ý phải cùng nhau hợp tác để bảo vệ, gìn giữ quê hương, trái đất như bảo vệ ngôi nhà của mình". Sa cho biết, em không tủ tác phẩm nào nên cũng không bất ngờ khi phân tích một đoạn thơ trong bài Tây Tiến. 

Theo như Trường Sa, đề đợt 2 cũng có định dạng khá giống với đề thi ở đợt 1 nên "em cũng chuẩn bị tinh thần ôn tập khá kỹ và không học tủ nên không bị chới với". 

Lưc lượng tình nguyện đã chuẩn bị nước uống, sữa... tiếp sức cho thí sinh sau buổi thi
Lưc lượng tình nguyện đã chuẩn bị nước uống, sữa... tiếp sức cho thí sinh sau buổi thi

Tuy nhiên, một số thí sinh tại điểm thi Trường Tiểu học và THCS Phổ Châu cho biết, các em bị trật tủ. Theo đó, do đề thi đợt 1 đã chọn trích tác phẩm thơ nên những thí sinh này tập trung ôn tập phần văn xuôi nhiều hơn. "Tuy nhiên, đề có cho đoạn trích của tác phẩm nên chúng em cũng đỡ lúng túng. Do đã làm thử trên đề thi đợt 1 nên chúng em có kỹ năng làm bài tốt hơn, biết phân tích đoạn trích để làm rõ yêu cầu của đề bài là cảm hứng lãng mạn trong thơ của Quang Dũng chứ không rất dễ bị lạc đề" - thi sính này cho biết. 

Ánh Ngọc

report

Phú Yên: Thí sinh bất ngờ với đề thi môn Ngữ văn

Nguyễn Thị Đông Phương (lớp 12 C2 Trường THPT Nguyễn Huệ) cho biết: "Em khá lúng túng với phần nghị luận xã hội. Kể cả câu 3 và câu 4 ở phần đọc hiểu em cũng làm không được như ý muốn. Do môn Ngữ căn em chủ yếu lấy điểm để xét kết quả tốt nghiệp nên em không đầu tư nhiều. Cầm đề thi lên là em đã thấy khó rồi. Tuy nhiên, em nghĩ bài thi của mình chắc cũng đạt được 6 điểm". 

Nguyễn Quốc Tuấn cho biết mình làm được khoảng 90%. "Phần khó nhất là từ đoạn thơ này, phải làm rõ và nhận xét được cảm hứng lãng mạn trong thơ của Quang Dũng. Em không tự tin lắm là mình đã làm đủ ý ở phần này vì khá khó. Em chủ yếu tập trung phân tích cảm nhận đoạn thơ".  

Thí sinh dự thi ở điểm thi Trường THPT Nguyễn Huệ trao đổi bài thi môn Ngữ văn
Thí sinh dự thi ở điểm thi Trường THPT Nguyễn Huệ trao đổi bài thi môn Ngữ văn

CTV

report

Đề thi hay, “dễ thở”, tạo công bằng cho thí sinh

Cô giáo Trần Thị Thanh Xuân.
Cô giáo Trần Thị Thanh Xuân.

Cô Trần Thị Thanh Xuân, giáo viên Trường THCS - THPT Hà Thành (Hà Nội) nhận định: Đề thi Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (đợt 2) không khó, tạo điều kiện thuận lợi động viên thí sinh ôn tập và dự thi trong điều kiện dịch Covid-19 phức tạp.

Phần đọc hiểu: Giống như đợt thi thứ nhất ngữ liêụ đưa ra trong đề thi đợt 2 này vẫn là một văn bản nằm ngoài chương trình SGK trích từ Món quà cuộc sống của Dr. Bernie S.Siegel nhưng có phần dễ hơn so với đợt một (một văn bản mang nội hàm và mạch ngầm liên kết khá khó). Ngữ liệu đọc hiểu có dung lượng vừa phải, phù hợp với quỹ điểm của phần thi.

Bốn câu hỏi kiểm tra kiến thức đọc hiểu văn bản phân bổ theo các cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Câu 1, 2 là hai câu hỏi ở mức độ nhận biết, hỏi về thông tin được đề cập đến trong đoạn trích cụ thể là “Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành trình này là gì?” và “Chỉ ra những điều gần gũi, những việc làm đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung được nêu ra ở trong đoạn trích”. Để làm được 2 câu đọc hiểu này yêu cầu học sinh phải đọc thật kĩ và tìm được thông tin trong đoạn ngữ liệu đã cho.

Câu 3 là câu hỏi thông hiểu, từ nhận định cho trong đề để giải thích ý hiểu của mình.

Câu 4 là câu hỏi vận dụng bao gồm 2 ý “có đồng ý với ý kiến…không?” và “vì sao?”.  Câu hỏi này học sinh dễ dàng lấy được điểm khi có hai ý hỏi và thông qua việc hiểu câu nói để giải thích cho ý kiến của mình.

Như vậy về cấp độ nhận thức rõ ràng đề thi đợt 2 không thay đổi so với đề thi đợt 1, có phần dễ thở hơn khi ngữ liệu đề đưa ra “dễ hiểu” hơn.

Phần làm văn: Vẫn giữ nguyên cấu trúc hai câu: câu nghị luận xã hội và câu nghị luận văn học. Câu 1 là câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ bàn luận về một vấn đề được rút ra từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu. Đề bài đưa ra yêu cầu nghị luận về “sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống”. So với đề thi đợt 1 vấn đề nghị luận đưa ra ở đây cùng chung chủ đề, học sinh dễ dàng bàn luận.

Ngoài những kiến thức kĩ năng cần có để giải quyết đoạn văn này, học sinh cũng có thể liên hệ với thực tế cuộc sống gần đây khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát tại nhiều tỉnh thành trong cả nước thì “sự hợp tác” trong công tác phòng chống dịch là vô cùng cần thiết.

Câu 2 là câu hỏi nghị luận văn học. Ngữ liệu là một đoạn trích từ tác phẩm “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng. Đây là một văn bản học sinh đã được học trong chương trình Ngữ văn 12 học kì I, không nằm trong nội dung giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Về dạng đề thì đợt 2 này vẫn giữ nguyên như đợt 1 đó là yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ.

Đây là đoạn thơ thứ 2 trong bài thơ Tây Tiến thể hiện được vẻ đẹp của hồn thơ Quang Dũng. Đặc biệt nội dung đoạn thơ nói về kỉ niệm đêm liên hoan lửa trại thắm thiết tình quân dân của binh đoàn Tây Tiến vì thế làm nỏi bật cảm hứng lãng mạn đậm nét trong hồn thơ Quang Dũng từ chất liệu, hình ảnh đến bút pháp nghệ thuật.

Nhìn chung về mức độ thì đề thi đợt 2 tương đương với đợt 1 và có phần “dễ thở” hơn. Dự đoán sẽ có nhiều điểm khá.

Bảo Minh

report

Cao Bằng: Thí sinh tận dụng tối đa thời gian viết bài tự luận

Tập trung tối đa cho 120 phút làm bài thi tự luận Ngữ văn buổi sáng nay, 7 thí sinh tại điểm thi trường THPT Thành phố Cao Bằng (điểm thi duy nhất tại tỉnh trong đợt 2) đã khá yên tâm sau khi hoàn thành môn thi khởi đầu.  

“Đề thi môn Ngữ văn hôm nay em thấy có mức độ kiến thức khá vừa phải, chia làm nhiều ý khác nhau và không quá khó, nội dung khá gần gũi với những kiến thức em đã học và ôn tập. Em làm được phần viết bài văn tốt hơn phần câu hỏi đọc hiểu, bài thơ Tây Tiến là một tác phẩm quen thuộc trong chương trình lớp 12 mà em thấy thích, thấy dễ cảm nhận. Nhìn chung là cũng khá yên tâm rồi. Những môn tiếp theo có lẽ khó nhất với em là Tiếng Anh” - thí sinh Nông Thị Hạ chia sẻ.

Các thí sinh thực hiện yêu cầu về an toàn phòng, chống Covid-19 trước khi vào thi

Các thí sinh thực hiện yêu cầu về an toàn phòng, chống Covid-19 trước khi vào thi

Trong khi đó, là thí sinh đăng kí theo tổ hợp Khoa học Tự nhiên, em Trương Hữu Nghĩa cũng đã hoàn thành khá tốt bài thi môn Ngữ văn. “Đây là bài tự luận duy nhất, môn xã hội, cho nên trước khi vào thi em cũng hơi lo. Khi vào bài thi, em tập trung làm trọn vẹn 120 phút để tận dụng tối đa thời gian viết bài. Hi vọng bài làm của em đạt khoảng 70% yêu cầu” - thí sinh Trương Hữu Nghĩa bày tỏ.

Trong 2 phòng thi tại đây, có 1 phòng thi dành cho 6 thí sinh đăng kí các môn tổ hợp Khoa học Xã hội, phòng thi còn lại dành cho thí sinh duy nhất đăng kí các môn tổ hợp Khoa học Tự nhiên.

Thí sinh tại điểm thi trường THPT Thành phố Cao Bằng di chuyển thẳng từ khu phòng ở đến phòng thi
Thí sinh tại điểm thi trường THPT Thành phố Cao Bằng di chuyển thẳng từ khu phòng ở đến phòng thi

Do được bố trí phòng ở tại khu vực trong trường, các thí sinh tại đây không phải lo mất thời gian di chuyển, cho nên yên tâm tập trung cho việc dự thi. Trước buổi thi, các em được kiểm tra nhanh tình trạng sức khỏe, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, rồi di chuyển thẳng từ phòng ở sang phòng thi.

Trước khi bước vào kì thi, tất cả cán bộ, giáo viên tham gia làm nhiệm vụ tại kì thi và các thí sinh đều đã được xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo công tác an toàn phòng dịch.

Phạm Vũ

report

Đề thi gần gũi, nhẹ nhàng, song vẫn bảo đảm tính phân hóa

Thầy Trần Liên Quang, Tổ trưởng Tổ Ngữ Văn, Trường THPT Mỹ Quý, Đồng Tháp nhận định: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2021 đợt 2 giữ nguyên cấu trúc đề thi tham khảo do Bộ GD&ĐT công bố ngày 31/3/2021, cũng như cấu trúc đề thi đợt 1.

Nhìn chung, học sinh có học lực trung bình nắm chắc những kiến thức cơ bản có thể đạt trên 5.0 điểm, học sinh khá có thể đạt điểm trên dưới 7 điểm, học sinh giỏi vẫn có thể đạt điểm 9 thậm chí có thể trên 9.0 điểm.

Phần Đọc hiểu, đề cung cấp 1 đoạn trích với dung lượng vừa phải, nội dung dễ hiểu và có ý nghĩa giáo dục cao. Bốn câu hỏi đưa ra ứng với các mức độ nhận thức từ thấp đến cao.

Câu 1 và 2 đều ở mức độ nhận biết (câu 1- Theo đoạn trích, mục đích của việc chăm sóc và giữ gìn hành tinh này là gì? Câu 2- Chỉ ra những  điều gần gũi, những việc đơn giản nên làm để bắt đầu xây dựng mái nhà chung được nêu trong đoạn trích).

Hai câu này không đòi hỏi sự tư duy nhiều, thí sinh chỉ cần đọc kĩ và dựa vào ngữ liệu là có thể xác định được phần thông tin cần trả lời.

Câu 3 ở mức độ thông hiểu, yêu cầu thí sinh trình bày cách hiểu về một câu nhận định trong ngữ liệu (Câu 3- Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định “Thật ra, bạn vẫn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh này” trong đoạn trích?)

Để làm tốt câu này, thí sinh cần phải hiểu câu nhận định ở góc độ ẩn dụ, tức hiểu “hành tinh này” cũng chính là ngôi nhà chung, nên dù đứng ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh này cũng chính là đang đứng ở nhà mình.

Câu 4 ở mức độ vận dụng (Câu 4- Anh/Chị có đồng tình với ý kiến trong đoạn trích “Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đều chung dòng máu đỏ” không? Vì sao?).

Câu hỏi này yêu cầu thí sinh phải có chính kiến về một vấn đề đặt ra, có thể trả lời “đồng tình” hoặc không đồng tình” hoặc “đồng tình một nửa”, điều quan trọng là thí sinh phải lí giải vì sao một cách hợp lí, thuyết phục.

Nhìn chung, về ngữ liệu và các câu hỏi đặt ra, đề đợt 2 này gần gũi và yêu cầu nhẹ hơn so với đợt 1, song vẫn đảm bảo tính phân hóa tốt.

Phần làm văn gồm 2 câu, Câu 1 (2.0 điểm) yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội dung lượng khoảng 200 chữ, Câu 2 (5.0 điểm) yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học – không giới hạn dung lượng.

Câu 1 đưa ra vấn đề “sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống”. Tương tự như đề thi đợt 1, câu này đặt ra vấn đề nghị luận gần gũi với cuộc sống, đây là một tư tưởng đạo lý khá quen thuộc, dễ hiểu với học sinh phổ thông nên cũng không “gây khó” các em. Do đó, đa số học sinh sẽ làm tốt câu này.

Câu 2 yêu cầu cảm nhận về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng (khổ thơ 2), từ đó nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ.

Đề bài đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm; thành thạo kĩ năng phân tích, cảm thụ văn bản thơ (đoạn thơ); mà còn phải thực sự hiểu về phong cách nghệ thuật của nhà thơ, cảm hứng sáng tác của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm. Yêu cầu nhận xét về “cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ” là yêu cầu ở mức độ “nâng cao”, “gây khó” đối với những học sinh trung bình. Tất nhiên, yêu cầu đặt ra với học sinh hoàn toàn nằm trong phần kiến thức cơ bản đã được học trong chương trình Ngữ văn 12, nên phổ điểm có thể ở mức 3.0 đến 3.5 điểm. Những học sinh khá giỏi, có kĩ năng tốt và biết sáng tạo thì có thể dễ dàng đạt được điểm từ 4.0 trở lên.

Nhìn chung, đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn đợt 2 là một đề hay, đảm bảo bao quát chương trình, có tính phân hóa tốt. So với đề thi đợt 1, đề lần này tương đối gần gũi và nhẹ nhàng hơn.

Nguyễn Nhung

report

Đắk Lắk: Đề không quá khó

Sáng 6/8, sau khi kết thúc môn thi Ngữ văn tại điểm thi THPT Buôn Đôn, nhiều thí sinh nhận định, đề thi môn Ngữ văn ở đợt 2 không quá khó.

Hai thí sinh trao đổi, phân tích đề sau khi kết thúc làm bài thi môn Ngữ văn (điểm thi THPT Buôn Đôn - Đắk Lắk).
Hai thí sinh trao đổi, phân tích đề sau khi kết thúc làm bài thi môn Ngữ văn (điểm thi THPT Buôn Đôn - Đắk Lắk).

Thí sinh Hoàng Minh Quân (trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Cư M’gar) cho biết, đề thi môn Ngữ văn tương đối dễ, không quá khó so với đề thi THPT đợt 1.

Em Quân cho biết, trong các câu hỏi, em thích nhất câu hỏi nhận định “Thật ra, bạn luôn ở nhà mình ngay cả khi bạn đang đứng ở bất kỳ vị trí nào trên hành tinh này” nói về việc luôn chăm sóc, giữ gìn mái nhà chung của thế giới.

“Qua các câu hỏi em đã thể hiện được những suy nghĩ, quan niệm của bản thân về các vấn đề chung. Do đó, em rất tâm đắc những câu hỏi này và hi vọng mình sẽ đạt được điểm số như mong muốn”- Quân chia sẻ.

Riêng đối với thí sinh H’Nhiên Byă (trường THPT Buôn Đôn) lại tâm đắc nhất với câu hỏi về “sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống” của phần làm văn.

“Theo cá nhân em, hiện tại tình hình dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp tại Việt Nam và toàn thế giới. Chính vì vậy, sự ý thức, hợp tác và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của mỗi người đều rất quan trọng để chống lại dịch bệnh đang hoành hành và em có liên hệ thực tế này để áp dụng trong bài viết của mình”- H’Nhiên chia sẻ…

Kết thúc môn thi đầu tiên, các thí sinh di chuyển về ký túc xá của trường THPT Buôn Đôn và được các giáo viên bố trí ăn uống, nghỉ ngơi để chuẩn bị các môn thi kế tiếp. Kỳ thi THPT đợt 2 tại Hội đồng thi Đắk Lắk có 16 thí sinh đăng ký dự thi, trong môn thi Ngữ văn có 10 thí sinh dự thi.

Thành Tâm

report

Đề Ngữ văn gây hứng thú cho thí sinh

Theo thầy Dương Trung Thành, Trưởng bộ môn Ngữ văn, Trường Phổ thông DTNT tỉnh Bắc Giang: Đề thi môn Ngữ văn bao giờ cũng được dư luận quan tâm, trông đợi. Điều đó thể hiện sự quan tâm của dư luận xã hội với bộ môn Ngữ Văn và tầm quan trọng của bộ môn trong việc đánh giá cả quá trình học của học sinh suốt 3 năm trung học phổ thông của thí sinh. 

Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid, kì thi tốt nghiệp THPT được chia làm 2 đợt tháng 7 và tháng 8/2021, tuy nhiên sức nóng và sự quan tâm của xã hội với đề thi Ngữ văn vẫn không hề giảm sút. Theo cá nhân tôi, đề thi Ngữ văn đợt 2 nằm trong trọng tâm ôn tập lớp 12 và phù hợp, gây hứng thú cho thí sinh trong quá trình làm bài. Xét ở mức độ phân hóa, đề thi Ngữ văn lần này có độ khó và phân hóa tương đương với đề thi lần 1.

Cấu trúc đề thi gồm 2 phần: Phần I, thí sinh khai thác nội dung đoạn trích trong văn bản Món quà cuộc sống của tác giả Dr. Bemie S. Siegel. Thí sinh trả lời 4 câu hỏi phù hợp với 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Các câu hỏi yêu cầu học sinh khai thác các lớp nội dung của đoạn trích. Ngữ liệu được đánh giá gần gũi, dễ hiểu, thiết thực với nhận thức của học sinh.

Những vấn đề về môi trường tự nhiên, về sự khác biệt về màu da, không gian văn hóa; văn hóa sống tôn trọng sự khác biệt để xây dựng một cuộc sống hòa bình, phát triển thịnh vượng luôn là mục tiêu của bất cứ quốc gia, dân tộc nào đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày nay.

Từ một vấn đề thiết thực nêu trên học sinh trình bày cách hiểu và thể hiện kiến giải và bộc lộ quan điểm cá nhân. Ngữ liệu gây được sự thích thú và câu hỏi kích thích học sinh thể hiện hiểu biết và cái tôi của mình.  

Phần thứ 2: Phần Làm văn. Câu hỏi nghị luận xã hội từ nội dung đoạn đọc hiểu, thí sinh viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống.

Vấn đề được bàn khá cụ thể, cần thiết với mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội. Trong đoạn văn 20 dòng, thí sinh chỉ cần làm rõ vai trò quan trọng làm nên “sự cần thiết” của tinh thần hợp tác như thế nào. Trong quá trình viết cần lấy dẫn chứng cụ thể, xác đáng; luận điểm sáng rõ, mạch lạc, rõ ràng sẽ thuyết phục giám khảo chấm. Trong bất cứ thời đại nào, bất cứ ai, khi con người hiểu được vai trò cấp thiết của tinh thần hợp tác để cùng phát triển, xây dựng một xã hội đoàn kết, lành mạnh, nhân văn thì họ sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn bất cứ ai.

Câu nghị luận văn học yêu cầu học sinh cảm nhận về đoạn trích trong bài thơ Tây Tiến của tác giả Quang Dũng. Trong câu nghị luận văn học có một ý hỏi phụ từ việc cảm nhận đoạn thơ, thí sinh nhận xét cảm hứng lãng mạn trong đoạn thơ. Đây là ý hỏi có tính phân loại đối với học sinh khá giỏi môn Văn.

Để giải quyết triệt để yêu cầu này, học sinh cần hiểu được các khái niệm lãng mạn là gì, về phong cách thơ Quang Dũng. Quang Dũng là nhà thơ đa tài; thơ ông vừa hồn nhiên, tinh tế vừa mang vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn. Dấu ấn lãng mạn thể hiện rõ nhất trong những hoài niệm về tình quân dân; bức tranh Tây Tiến rực rỡ ánh sáng và sôi động bởi lời ca, điệu nhạc.

Bức tranh thiên nhiên và con người trong hoài niệm quá khứ bằng thơ được tạo nên với xúc cảm ngôn từ đầy chất họa, chất nhạc, chất thơ khiến cảnh vật như có hồn, dệt nên nét duyên ngầm, đầy tình tứ đắm say của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đây là một trong những đoạn thơ hay nhất và thể hiện rõ nét nhất chất lãng mạn bay bổng, tinh tế của hồn thơ “xứ Đoài mây trắng”.

Với cấu trúc đề và hệ thống câu hỏi phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh, dự đoán đa số thí sinh sẽ đạt từ điểm trung bình trở lên. Phổ điểm 6.0-7.0 chiếm đa số. Những thí sinh giỏi Văn sẽ đạt điểm từ 8.0 - 9.0, thậm chí trên 9 nếu kiến thức lí luận chắc chắn và có những kiến giải độc đáo, thú vị; tuy nhiên số lượng này không nhiều. Đề thi và dự đoán điểm thi đều có tính phân hóa cao. Môn Ngữ văn thi đầu tiên và mang lại hứng khởi rất lớn cho đại đa số thi sinh.

Nguyễn Nhung

report

Đề thi đợt hai vừa sức, quen thuộc

Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI nhận định: Đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi tốt nghiệp THPT đợt 2 bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Cụ thể như sau: 

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi phân loại theo các mức độ nhận thức. Hai câu đầu (câu 1 và 2) đều là câu hỏi dừng ở mức độ nhận biết về một khía cạnh của nội dung văn bản, đó cũng là dạng câu hỏi giúp các em có thể dễ dàng đạt mức điểm tối đa.

Tuy nhiên, tỉ lệ 50% câu hỏi nhận biết trong bài Đọc hiểu cũng là việc cần xem lại cho những kì thi sau, khi thực chất kiểu câu hỏi này chỉ cần “nhận biết” và chép lại một chi tiết của đoạn trích, đó là yêu cầu có thể thực hiện dễ dàng với ngay cả học sinh tiểu học. Câu 3 ở mức độ thông hiểu yêu cầu học sinh trình bày cách hiểu của mình về một nhận định trong đoạn trích về cái chung, cái phổ biến trong mỗi cái riêng, cái cá thể - đây là câu hỏi cần có sự sâu sắc của tư duy và trải nghiệm.

Câu hỏi số 4 là câu vận dụng cao, yêu cầu thí sinh trình bày quan điểm độc lập của cá nhân mình về một ý kiến trong đoạn trích. “Đã đến lúc thôi để ý đến những khác biệt bề ngoài, hãy nhận ra rằng tất cả chúng ta đề chung dòng máu đỏ” là một quan niệm tiềm tàng các ý kiến đa chiều, bởi “thế giới đại đồng” là một huyền thoại chỉ có trong cổ tích hoặc một mô hình lí tưởng của tương lai xa xôi, đó là lí do khiến thí sinh có thể đưa ra nhiều phương án trả lời tùy theo quan niệm, nhận thức, cách nhìn của mỗi em với thế giới, con người. Đây cũng là câu hỏi có khả năng phân loại học sinh tương đối tốt khi hướng trả lời, cách lập luận phụ thuộc nhiều vào tư duy và bản lĩnh độc lập, tự chủ của học sinh. 

Nhìn chung, các câu hỏi đọc hiểu vừa sức với học sinh, đảm bảo đúng các mức độ nhận thức – dù nếu nhìn lâu dài, giáo dục Việt Nam vẫn rất cần sự nâng cấp ngay trong chi tiết nhỏ nhất của những yêu cầu nhận thức khi đặt ra yêu cầu cho các câu hỏi Đọc hiểu, có thể giảm tải trong dung lượng kiến thức chứ không giảm tải bằng việc lạm dụng mức độ nhận thức cấp thấp nhất cho học sinh bậc học cuối cùng của nhà trường phổ thông. 

Phần II – Làm văn (7,0 điểm): Giữ nguyên cấu trúc quen thuộc, gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm):  Câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu, đó là yêu cầu “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống”. “Hợp tác” là yếu tố không thể thiếu trong thời kì hội nhập toàn cầu, đó cũng là vấn đề quen thuộc trong cuộc sống học tập, làm việc, giao tiếp hàng ngày của các cá nhân trong cộng đồng, vì thế thí sinh hoàn toàn có thể làm chủ được khía cạnh vấn đề khi nghị luận về “sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống”. Có thể nhận xét đây là câu hỏi không mới nhưng khá thiết thực với những học trò đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới mẻ của cuộc sống, nơi các em phải thể hiện năng lực và bản lĩnh cá nhân nhưng không thể đơn độc trong hành trình tới với thành công. 

Câu 2 (5,0 điểm): Câu nghị luận văn học vẫn sử dụng cấu trúc đề quen thuộc, trong đó câu lệnh thứ nhất là nội dung chính của bài nghị luận yêu cầu thí sinh cảm nhận về 8 câu thơ trong đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng; câu lệnh thứ hai mang tính khái quát và nâng cao khi yêu cầu thí sinh “nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ”.

Với mô hình câu nghị luận văn học hoàn toàn không thay đổi so với đề thi đợt một về thể loại, dung lượng ngữ liệu nghị luận, các yêu cầu nghị luận…, thí sinh thi đợt 2 có thể được rút kinh nghiệm rất nhiều từ đáp án bài thi đợt 1, có thể coi đó là một thuận lợi nho nhỏ cho các em trong kì thi muộn màng dễ gây ra những khó khăn về tâm lí.

Cũng như hai yêu cầu trong bài thi đợt một, với bài thi đợt hai này, thí sinh có thể phân tích đồng thời những nét đặc sắc của cảm hứng lãng mạn rất điển hình trong hồn thơ Quang Dũng ngay trong quá trình cảm nhận các giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, hoặc tách thành hai luận điểm mạch lạc như yêu cầu của đề. Kiến thức và kĩ năng phân tích, cảm nhận, đánh giá… trong câu nghị luận văn học không hề khó với học trò.

Tuy nhiên, quan sát hai câu lệnh của câu nghị luận văn học trong đề thi của cả hai đợt, hình dung quá trình triển khai hệ thống luận điểm nghị luận trong bài làm của thí sinh, chúng ta có thể nghĩ tới những cách đặt yêu cầu hợp lí hơn cho các đề thi sau này khi hai yêu cầu: cảm nhận đoạn thơ và nhận xét về “vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh” hay “cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ” đều là hai bình diện không thể tách riêng khi phân tích, cảm nhận.

Cảm nhận đoạn thơ của Sóng, không thể không nói đến “vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh”, cảm nhận đoạn thơ Tây Tiến cũng không thể không xuất phát từ “cảm hứng lãng mạn”của Quang Dũng trong từng cảm nhận, góc nhìn, từng câu thơ, từng cách dùng từ, phối thanh, ngắt nhịp…

Đó hoặc là những vấn đề của hình thức và nội dung, hoặc là những cấp độ của nội dung, từ biểu hiện cụ thể tới khái quát, không thể tách rời trong quá trình cảm thụ, phân tích - chính vì vậy, hai yêu cầu trong câu lệnh của đề bài sẽ có thể khiến thí sinh thực hiện máy móc trong triển khai hệ thống ý nghị luận, ít nhiều đưa tới sự trùng lặp.

Nên chăng, nếu muốn thí sinh đặc biệt quan tâm một khía cạnh nào đó của văn bản, hãy lồng hai yêu cầu vào một câu lệnh cho phù hợp với qui luật cảm thụ văn chương, ví dụ: “Trình bày cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp nữ tính của thơ Xuân Quỳnh trong đoạn thơ sau…”/ “Trình bày cảm nhận của anh/ chị về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ sau…”! 

Nhìn chung, đề thi Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT 2021 đợt 2 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Cũng như đợt một, đề thi đợt hai vừa sức, quen thuộc, hơn thế nữa, do mô hình cơ bản không thay đổi so với đợt một nên các kiểu dạng câu hỏi không bất ngờ với thí sinh. Khả năng phân loại của đề vẫn là sự phân loại của các mức độ đọc hiểu và cảm thụ văn bản, sự phân loại được ghi nhận bởi cách đánh giá tinh tế, chính xác của giám khảo.

Nguyễn Nhung

report

Dự đoán phổ điểm cũng tương đương đợt 1

Cô Nguyễn Thị Lan Hương, Trường THPT Cao Bá Quát, Hà Nội nhận định: Về cơ bản đề thi Ngữ văn đợt 2 cân đối với đề thi đợt 1 về cấu trúc cũng như kiến thức nên vừa sức học sinh và không gây bất ngờ. Dự đoán phổ điểm cũng tương đương đợt 1.

Từ văn bản đọc hiểu đến phần đoạn văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học tương tự nhau. Văn bản đọc hiểu trong đề Ngữ văn đợt 2 có phần dễ hiểu hơn so với đề đợt 1.

Từ vấn đề sống cống hiến đến tinh thần hợp tác trong phần nghị luận xã hội đều khá hay vì thiết thực trong hoàn cảnh hiện nay, đòi hỏi mọi cá nhân đều phải biết hi sinh, biết chia sẻ, biết chấp nhận, biết vì cái chung… Điều này khiến cho đề Ngữ văn gần gũi hơn với thí sinh.

Phần nghị luận văn học ở cả 2 đợt thi đều vào thơ và học sinh được học ở học kỳ 1 của năm học nên các em cũng dễ cảm nhận. Đoạn thơ trong đề khơi gợi ở học sinh những rung cảm đẹp. Tuy nhiên, để đạt điểm cao đòi hỏi học sinh phải có năng lực cảm thụ tốt. 5. Phần yêu cầu nhận xét về cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến hơi khó so với đa số học sinh. Vì không phải học sinh nào cũng có am hiểu chuyên sâu. Câu này sẽ giúp phân hoá thí sinh, đáp ứng mục tiêu sử dụng kết quả để xét tuyển ĐH-CĐ. 

Nguyễn Nhung

report

Cấu trúc tương đương đề thi đợt 1

Thí sinh hoàn thành bài thi môn Ngữ văn tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - đợt 2 (điểm thi THPT Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).
Thí sinh hoàn thành bài thi môn Ngữ văn tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - đợt 2 (điểm thi THPT Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).

Theo cô giáo Nguyễn Thị Tăng – Trường THPT chuyên Nguyễn Du (Đắk Lắk), đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021- đợt 2 có cấu trúc tương đương Đề thi đợt 1.

Cụ thể: 1. Phần Đọc hiểu là một ngữ liệu văn xuôi với 4 câu hỏi theo các mức độ nhận biết - thông hiểu và vận dụng.

Với 2 câu nhận biết (Câu 1 và Câu 2), thí sinh chỉ cần quan sát ngữ liệu là trả lời được. Câu 3 ở mức độ thông hiểu, thí sinh cần nêu suy nghĩ, hiểu biết của bản thân về nhận định. Để trả lời câu hỏi này, thí sinh kết hợp kiến thức từ ngữ liệu và hiểu biết, suy nghĩ cá nhân.

Câu 4 ở mức độ vận dụng, thí sinh trình bày quan điểm của mình về ý kiến và lí giải vì sao...

  1. Phần Làm văn

- Câu 1. Đề yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần hợp tác trong cuộc sống.

Đây là vấn đề không bất ngờ với thí sinh vì trong quá trình học, ôn tập và cả cuộc sống, tinh thần hợp tác là một trong những vấn đề được quan tâm trong bối cảnh hiện nay (thế giới phẳng, công dân toàn cầu, hợp tác... để cùng làm việc, chung sống...).

Tôi nghĩ, học sinh cũng dễ dàng liên hệ được với thực tế, nhất là khi cả thế giới đang chung tay chống đại dịch Covid.

- Câu 2. Yêu cầu thí sinh nghị luận về một đoạn thơ trong bài "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng.

Đoạn thơ gồm 8 câu, được đánh giá là một trong những đoạn thơ hay và đẹp trong bài, thể hiện đậm nét phong cách thơ Quang Dũng: lãng mạn, tài hoa. Tuy nhiên, về tổng thể, xét ở phương diện nội dung đây là đoạn thơ không thật dễ triển khai ý như đoạn 1 và đoạn 3.

Để làm được đề văn này, thí sinh cần đặt đoạn thơ trong toàn bộ tác phẩm, trong mạch cảm xúc chủ đạo của tác phẩm: nỗi nhớ của nhà thơ về chiến trường, đồng đội, những kỉ niệm ấm áp của một thời trận mạc... Thêm nữa, thí sinh phải nắm chắc bút pháp nghệ thuật của nhà thơ trong bài thơ. Ngoài ra, với yêu cầu thứ 2, nhận xét cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ cũng không dễ dàng với thí sinh.

Để thực hiện được yêu cầu này, như ý trên, có nói thí sinh phải hiểu được bút pháp lãng mạn (có thể so sánh với bút pháp tả thực trong một vài bài thơ khác về đề tài người lính được sáng tác bằng bút pháp hiện thực) cũng như hiểu được thế nào là cảm hứng lãng mạn trong thơ ca nói chung, thơ ca năm 45-75 nói riêng.

Về tổng thể, cấu trúc đề quen thuộc, vấn đề nghị luận ở cả 2 câu NLXH và NLVH đều trọng tâm, tuy nhiên, so với Đề thi đợt 1, Đề thi đợt 2 câu 2 có cảm giác hơi khó. Chủ quan cá nhân cũng cho rằng, Đợt 1 đã thi "Sóng" thì chắc chắn thầy cô và học sinh sẽ dồn sức ôn tập "Tây Tiến" cho đợt thi thứ 2. Tôi tin là thí sinh đã làm bài với tâm thế chủ động, thoải mái, tự tin.

Thành Tâm

Những ngày mới ra trường, tôi được phân công dạy cấp 2. Cách tôi tiếp cận học trò bướng bỉnh đơn giản là nghiêm khắc với chúng, sẽ giữ được kỷ cương lớp học.

Khi đó, tôi vẫn duy trì kỷ luật bằng những hình thức hà khắc như dùng thước để vụt vào tay em viết ẩu hay có hành vi thái quá trong lớp học. Tuy nhiên, khi tôi càng cứng rắn, học trò lại càng trở nên… cứng đầu.

Chúng đáp trả lại sự nghiêm khắc của tôi bằng những ánh mắt lườm nguýt, câu chửi thầm hay cả nắm đấm được giơ từ phía sau lưng. Tôi cảm thấy ức chế vô cùng mà không thể nói ra bằng lời. Có lẽ, nếu khi ấy không đủ sự kìm chế, tôi sẽ lại tiếp tục đánh học sinh.

Với nhiều giáo viên, đồng cảm, chia sẻ với học sinh là cách giáo dục tốt hơn áp dụng hình phạt. Trong ảnh, cô và trò THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, xúc động ngày chia tay. Ảnh: Quỳnh Trang.

Có giai đoạn, tôi cảm thấy nản vô cùng và không còn cảm xúc với nghề nữa. Tôi từng muốn bỏ cuộc, bởi mỗi ngày đến lớp không còn là một ngày vui. Khi tôi đánh học sinh, thậm chí, nhiều phụ huynh còn kéo tới nói những lời lẽ xúc phạm. Mặc dù cố gắng không quan tâm đến thái độ của họ, tôi vẫn không cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi vào lớp.

Những năm sau đó có sự tiến triển hơn, tôi vẫn giữ sự nghiêm khắc trước mặt học sinh. Tất nhiên, những gì tôi nhận được vẫn là những phản ứng không mấy tích cực của học trò. Tôi không nhớ mình từng bao lần phải rơi nước mắt.

Đồng nghiệp của tôi, cũng là giáo viên trẻ, từng bất lực tới mức cô vẽ một hình lên bảng, học trò lại chạy lên xóa đi. Cô đã phải chạy sang lớp tôi đang dạy và bật khóc.

Chúng tôi đưa ra một quyết định là đổi lớp cho nhau. Cậu học sinh nghịch ngợm luôn trêu chọc cô giáo tên Duy. Khi bước vào lớp, tôi đã đưa ra một câu hỏi dễ và gọi Duy lên bảng trả lời. Cậu trả lời đúng, tôi cho 10 điểm.

Tôi đã ghi con số ấy lên góc bảng và nói: “Em trả lời rất đúng và cô cho em điểm 10. Nhưng mỗi hành động của em gây ảnh hưởng đến tiết học, cô sẽ trừ đi. Rất có thể, điểm số ấy sẽ trở về con số 0”.

Với một học sinh cá biệt, việc được điểm 10 là điều vô cùng quý. Và, trong tiết học hôm đó, Duy đã ngồi rất ngoan.

Tôi cho rằng bản thân mỗi học sinh đều có cá tính riêng. Với mỗi cá tính ấy, giáo viên cần phải tìm ra cách thức để “điều trị”. Cách tôi áp dụng với Duy khi ấy chỉ là phương pháp xử lý tức thời. Để giáo dục lâu dài, giáo viên cần phải có phương pháp bền bỉ hơn.

Bản thân Duy vốn là cậu học trò ngỗ ngược và cực kỳ "cá biệt". Cộng với việc không có kiến thức trong đầu nên mỗi lần đến lớp, em đều nghịch ngợm và phá phách.

Có lần, em mang theo con gà con tới lớp. Tôi tiến tới nơi có tiếng gà kêu và đập bàn hỏi: “Vì sao em lại mang gà đến lớp”. Có lẽ do tôi đã quá gay gắt nên em ôm gà bỏ ra ngoài. Trưa hôm đó, tôi đã phải bỏ lớp đi tìm học trò. Phải mất cả buổi trưa tôi mới tìm ra em trốn ở dưới một chiếc cống ngay sát trường.

Phụ huynh của Duy đã đến gặp tôi và nói “nhờ cô giáo giúp đỡ” trong nước mắt. Nhưng trong tình huống này, tôi đã khuyên chị “cả phụ huynh và cô giáo phải cùng vào cuộc”.

Bạn bè trong lớp khi ấy đều coi Duy là thành phần "bất hảo"" và không ai muốn chơi cùng. Nếu tôi chỉ cố khiến em tiến bộ trong học tập, đó là điều không tưởng. Do vậy, tôi đã tổ chức các buổi thi đấu đá bóng vào cuối mỗi giờ học.

Mặc dù Duy học kém, em lại đá bóng rất giỏi. Bất kỳ vị trí nào trong sân em đều chơi rất tốt. Từ đó, Duy nâng tầm được vị trí bản thân với các bạn trong lớp. Các bạn dần lấy lại thiện cảm với em. Khi ấy, tôi đã nhờ học sinh học tốt nhất trong lớp kèm cặp, giúp Duy học tốt hơn. Nhờ vậy, từ một học sinh yếu, em trở thành học sinh trung bình và đã được tốt nghiệp.

Vào ngày cuối năm học, phụ huynh của em đã đến cảm ơn tôi vì tất cả. Hiện cậu học trò này vẫn liên lạc thường xuyên với thầy cô trong trường.

Tôi luôn cho rằng cảm hóa con người phải từ trái tim đến trái tim. Do vậy, giáo viên phải mềm mỏng, tâm sự, thậm chí có thể đặt câu hỏi: “Nếu em ở vị trí của cô, em sẽ làm thế nào”. Học trò khi ấy sẽ nói ra những gì các em nghĩ. Lúc đó, giáo viên mới tìm ra cách thức xử lý của riêng mình.

Tôi cũng cho rằng việc sử dụng đòn roi không phải cách thầy cô dạy dỗ mà là đang trừng phạt học trò. Sẽ rất phản giáo dục nếu giáo viên liên tục sử dụng đến thước và những cái tát.

Nó không đem lại bất kỳ tác dụng gì đối với những học sinh có biểu hiện đạo đức không tốt. Thậm chí, điều đó có thể gây ra tác dụng “ngược” là tạo cho học sinh thái độ thù địch, căm ghét trường học và mất đi sự tự tin vào bản thân.

* Ghi theo lời kể của cô Lê Thị Nếp - giáo viên trường Tiểu học Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Theo Vietnamnet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ