Cán bộ quản lý địa bàn chịu trách nhiệm về chống hàng giả

GD&TĐ - Ngày 19/10 tại TPHCM, Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) phối hợp với Báo Công Thương tổ chức hội thảo “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam - Nguy cơ, thách thức, giải pháp”.  

Đông đảo các đại biểu tham dự hội thảo
Đông đảo các đại biểu tham dự hội thảo

Theo nhận định của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), hiện nay tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề quốc nạn, gây tác động tiêu cực tới đời sống người dân; gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN và môi trường đầu tư. Trong đó, mặt hàng thường được làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi cộm bao gồm thực phẩm, thực phẩm chức năng, quần áo, giày dép, dược phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, điện tử...

Ông Đàm Thanh Thế, Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, nguyên nhân khiến cho vấn nạn hàng gian, hàng giả chưa được loại trừ là do lợi nhuận rất lớn từ việc sản xuất, kinh doanh loại hàng này; sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng, DN trong công tác phối hợp, tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả…

Về phần mình, ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT cho rằng, thời gian qua, mặc dù lực lượng QLTT đã có nhiều nỗ lực kiểm tra, kiểm soát thị trường nhưng nhìn chung công tác phòng chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn chưa đáp ứng được mong muốn của các nhà sản xuất, kinh doanh hợp pháp và người tiêu dùng. Kết quả xử lý chưa phản ánh hết thực tế vi phạm trên thị trường.

Để công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hiệu quả hơn. Tổng cục Quản lý thị trường đề ra một số giải pháp tổng thể trong thời gian tới.

Theo đó, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ chỉ đạo lực lượng QLTT các cấp chủ động thu thập thông tin, đánh giá thị trường để xây dựng phương án đấu tranh chuyên đề.

Tăng cường phối hợp giữa lực lượng QLTT với các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong công tác kiểm tra, xử lý về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh, lực lượng QLTT sẽ tăng cường trách nhiệm quản lý địa bàn - lĩnh vực, phòng chống tiêu cực, lành mạnh hóa đội ngũ công chức thực thi. Theo hướng này, các đơn vị xây dựng tiêu chí cụ thể và giao trách nhiệm lãnh đạo, trách nhiệm quản lý địa bàn tới từng cấp (cục, đội, tổ, cán bộ công chức). Đặc biệt, xử lý nghiêm lãnh đạo, cán bộ để xảy ra nạn hàng giả tại địa bàn quản lý có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bao che bị dư luận phản ánh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội học thực hành. Ảnh: Website nhà trường

Các trường có 'nhờn luật'?

GD&TĐ - Thanh tra Bộ GD&ĐT đã có Kết luận về việc thực hiện quy định trong tự chủ mở ngành đào tạo các trình độ giáo dục đại học...