4 phương pháp học truyền thống lịch sử, văn hóa qua các lễ hội dân gian

GD&TĐ - Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đang đến gần. Mọi người, mọi nhà náo nức chuẩn bị để có một cái tết ấm cúng, sum vầy. Tết đến, Xuân về cũng là lúc nhiều lễ hội dân gian được tổ chức trên khắp mọi miền của Tổ quốc. 

4 phương pháp học truyền thống lịch sử, văn hóa qua các lễ hội dân gian

Đó là một hoạt động đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. Vậy, từ những lễ hội này, những giá trị thiêng liêng nào được truyền tải đến học sinh? Và phải làm cách nào để lan tỏa những giá trị tinh thần tốt đẹp mà các lễ hội cổ truyền mang lại?

Theo thống kê chưa đầy đủ của các nhà nghiên cứu văn hóa, cả nước hiện tại có khoảng gần 8.000 lễ hội, trong đó có hơn 7.000 lễ hội dân gian. Với một dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm như Việt Nam thì bản sắc văn hóa được xác lập một cách rõ ràng.

Một trong những yếu tố cấu thành là các lễ hội dân gian. Đó là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, ở đó có sự tổng hòa của nhiều yếu tố như tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, văn học dân gian, sân khấu dân gian, diễn xướng dân gian... Hình thức sinh hoạt đó gắn liền với một cộng đồng dân cư nhất định, nhất là ở các làng xã, được tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định và thường có tính chất chu kì (diễn ra hàng năm). Điều đó cũng có nghĩa lễ hội dân gian xuất hiện ở khắp mọi miền đất nước.

Theo dòng thời gian, những lễ hội dân gian được nhân dân sáng tạo nhằm phục vụ đời sống tinh thần. Các lễ hội đó thường gắn liền với những sự tích, những câu chuyện có tính chất huyền thoại, mang màu sắc tâm linh từ đó gửi gắm ước mong, thái độ của nhân dân.

Cứ thế, tự bao đời nay, những lễ hội dân gian được trao truyền từ thế này sang thế hệ khác với tính cố kết cộng đồng ngày càng bền sâu. Nó trở thành một tài sản vô giá của nhân dân ta, dân tộc ta.

Bởi những lễ hội còn lưu giữ đến hôm nay đều mang trong mình những giá trị tốt đẹp, từ sự mang ơn của những người có công với làng xã, với nhân dân đến những câu chuyện ẩn chứa nhiều bài học quý giá và cả ước mong về mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân dân no ấm, yên vui... Hay nói một cách khác, dấu ấn lịch sử, dấu ấn văn hóa được thể hiện một cách đậm đặc qua các lễ hội cổ truyền. Các lễ hội ấy ngày càng được các cấp chính quyền và nhân dân gìn giữ và phát triển.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra là, phải làm sao để thế hệ trẻ, nhất là học sinh thấu hiểu, yêu thích các lễ hội dân gian, đặc biệt là các lễ hội ngay tại địa phương mình.

Điều này là thực sự khó khăn khi lớp trẻ ngày càng ít có sự hiểu biết đối với các giá trị truyền thống. Từ thực tiễn, chúng tôi nhận thấy có một số biện pháp có thể triển khai để truyền tải những giá trị thiêng liêng, bền vững mà các lễ hội mang lại cho các em học sinh.

Thứ nhất, cần tuyên truyền, giới thiệu cho học sinh biết về các lễ hội truyền thống, nhất là những lễ hội tại địa bàn dân cư. Để công tác này hiệu quả cần sự chung tay, phối hợp từ gia đình, nhà trường và xã hội. Tại cơ sở trường học, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động của các câu lạc bộ hoặc lồng ghép, tích hợp trong các môn học, giáo viên cần phải giới thiệu những lễ hội giàu bản sắc tới học sinh.

Tại địa phương, cần có sự tuyền truyền giới thiệu, có thể qua hệ thống loa truyền thanh, hệ thống pano áp pic, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tại các buổi sinh hoạt chung của cộng đồng.

Tại các gia đình, ông bà cha mẹ có thể khéo léo chia sẻ cùng con cháu lịch sử của làng, những huyền tích liên quan đến lễ hội cũng như những dấu ấn đặc biệt về lễ hội. Dần dần, học sinh sẽ có những hiểu biết cơ bản về những lễ hội đó. Và một khi đã biết thì các em sẽ có nhu cầu được tham gia.

Thứ hai, cần tạo điều kiện để các em được trải nghiệm cùng lễ hội. Bởi “tôi nghe - tôi quên, tôi nhìn – tôi nhớ, tôi làm – tôi hiểu”.

Trước hết là để cho các được đi xem lễ hội; sau đó có thể là tham gia vào các hoạt động của lễ hội. Nếu như thế thì các em sẽ cảm thấy hào hứng và có những hiểu biết sâu sắc hơn.

Chẳng hạn, những năm gần đây, khi đến ngày diễn ra Lễ hội Đền Cờn (19 đến 21 tháng giêng âm lịch hàng năm) - lễ hội lớn nhất tỉnh Nghệ An, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia thì phòng Giáo dục thị xã Hoàng Mai đều đồng ý để cho các trường học trên địa bàn Phường Quỳnh Phương được nghỉ dạy, học trong hai ngày 20, 21 âm lịch đề tham gia lễ hội.

Phường Quỳnh Phương là nơi tổ chức lễ hội nên trong những ngày đó cả giáo viên và học sinh cùng tích cực tham gia các hoạt động: tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, tham gia đội nghi lễ và hòa mình vào các trò chơi dân gian và các hoạt động nghệ thuật khác. Rõ ràng, khi được trải nghiệm như thế thì cả giáo viên và học sinh đều thấy tự hào hơn, hiểu rõ hơn và chắc chắn tình yêu dành cho quê hương sẽ được bồi đắp nhiều hơn.

Thứ ba, giáo viên có thể giao cho học sinh thực hiện các dự án học tập liên quan đến các lễ hội. Chẳng hạn, có thể yêu cầu các nhiệm vụ như: tìm hiểu về lễ hội, thực hiện một nội dung trong phần “hội” của các lễ hội, vẽ tranh giới thiệu về lễ hội hay làm clip giới thiệu về lễ hội...

Chắc chắn khi được giao nhiệm vụ, học sinh sẽ cố gắng đến thực địa để tìm hiểu, để gặp gỡ những người lớn tuổi, những người dân địa phương- những người đang giữ “hồn” văn hóa. Đây cũng là một cách để học sinh tìm hiểu sâu hơn về các lễ hội truyền thống.

Thứ 4, cần tạo cơ hội hoặc động viên để các em được chia sẻ những cảm nhận của bản thân sau khi trải nghiệm các lễ hội. Giáo viên hoặc các bậc phụ huynh cần tranh thủ thời gian để trò chuyện cùng các em, động viên các em chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc. Bởi mỗi lần chia sẻ như thế, người lớn sẽ có những đánh giá về nhận thức của các em, để từ đó có những sự khích lệ hay điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, cũng có thể khuyến khích các em chia sẻ lên các trang mạng xã hội. Đó cũng là cách để các em giới thiệu về bản sắc quê hương mình cùng cộng đồng.

Có thể nói, từ các lễ hội dân gian có thể giáo dục cho học sinh truyền thống văn hóa, lịch sử một cách hiệu quả, thiết thực. Nó góp phần nâng cao kiến thức về lịch sử, văn hóa nhưng quan trọng hơn là giáo dục về ý thức, trách nhiệm bảo tồn di sản; bồi đắp tình yêu con người, tình yêu quê hương đất nước và sự tự hào về những di sản quý báu mà cha ông đã để lại.

Chúng tôi tin tưởng rằng, khi được giao nhiệm vụ: “Các em sẽ là người trao truyền những giá trị thiêng liêng này cho thế hệ sau”, các em sẽ thấy được trách nhiệm của mình và các em sẽ làm được điều đó!

Theo Tiếng nói giáo viên

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ

Hầm biogas nơi 3 người tại Đồng Nai gặp nạn.

Phòng tránh ngạt khí trong hầm biogas

GD&TĐ - Việc sử dụng hầm biogas tiềm ẩn không ít rủi ro nếu không tuân thủ đúng quy tắc an toàn khi vận hành. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là oxit carbon (CO).
Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.