“Hệ sinh thái” quanh học sinh phải an toàn

GD&TĐ -Theo PGS.TS Trần Thành Nam (Chuyên gia tâm lý, Chủ nhiệm Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), nếu làm tốt hoạt động hòa giải giữa HS với HS, giữa HS với GV, rất có thể nhiều sự việc xích mích, nhiều vụ việc BLHĐ không phải đưa lên mạng xã hội và truyền thông như vừa qua.

Học sinh có vấn đề về tâm lý, không kiểm soát được cảm xúc có thể gây ra bạo lực học đường.
Học sinh có vấn đề về tâm lý, không kiểm soát được cảm xúc có thể gây ra bạo lực học đường.

“Những HS rơi vào các vụ việc BLHĐ nghiêm trọng thường là các em có vấn đề về tâm lý, do bị ức chế quá mức, không kiểm soát được cảm xúc, nếu các HS này được phát hiện sớm, được hỗ trợ, sẽ không dẫn đến những vụ việc BLHĐ”- TS Trần Thành Nam nhận định- “Trong nhà trường, mỗi người GV, cán bộ, nhân viên, lãnh đạo nhà trường đều phải có vị trí, vai trò trong phòng, chống BLHĐ”.

Bạo lực học đường diễn ra trên đường đi học.
Bạo lực học đường diễn ra trên đường đi học. 

Trước đây, khi chưa có sự bùng nổ của mạng xã hội, của thông tin số, có thể nhiều vụ việc BLHĐ dư luận không biết đến, không được phản ánh rộng khắp.

Tuy nhiên, hiện nay, người dân đã ý thức hơn về quyền trẻ em, quan tâm hơn đến kỷ luật tích cực, do đó mọi người cũng đã phản ứng rõ ràng hơn về những sự việc bị phát hiện, đưa lên truyền thông, mạng xã hội, như HS đánh nhau, GV đánh HS...

Do đó, trên báo chí, mạng xã hội, nhiều sự việc đã trở thành tâm điểm gây chú ý dư luận, khiến nhiều người hoang mang nghĩ rằng có thể còn nhiều vụ việc hơn nữa, trong khi thực tế có thể ít hơn”- TS Trần Thành Nam phân tích.

Khi trên mạng xuất hiện hình ảnh GV phạt HS quỳ, có nhiều người đã kể rằng ở những thế hệ trước đây học trò còn bị GV phạt quỳ “nặng nề” hơn, như quỳ trên gai mít, bị đánh bằng roi...

Nhưng thời bấy giờ những HS bị phạt như vậy lại nghĩ rằng đó là “yêu cho roi cho vọt”, HS bị phạt không nói ra và những người chứng kiến cũng không có phương tiện để phát tán sự việc rộng rãi như thời đại ngày nay.

TS Trần Thành Nam cho rằng: “Một mô hình phòng, chống BLHĐ hiệu quả phải là mô hình tổng thể. Không thể nào chỉ ngành GD phải giải quyết và có thể giải quyết được, trong khi ngành khác vẫn đứng ngoài cuộc. Một mô hình thích hợp để phòng, chống BLHĐ phải có sự nhất quán, chung sức của toàn xã hội. Thêm nữa, mô hình nên áp dụng không thể chỉ tập trung vào giải quyết cả vụ việc BLHĐ đã xảy ra, việc xây dựng lòng tự trọng, sự tự tin cho HS rất quan trọng trong phòng, chống BLHĐ”.

Chuyên gia tâm lý GD cũng chỉ ra, để phòng chống BLHĐ, một vấn đề cần giải quyết chính là gia đình, nhà trường và xã hội phải nhận thức được và cùng khích lệ HS cùng đứng lên trong việc phát hiện, cung cấp thông tin về các HS có biểu hiện BLHĐ.

Bên cạnh đó, cần xây dựng những chương trình hòa giải trong HS. Lứa tuổi học trò khó có thể tránh khỏi những xích mích lẫn nhau, nhưng nếu hòa giải được ngay từ những xích mích nhỏ ban đầu thì có thể phòng tránh được việc giải quyết xích mích bằng bạo lực.

Có cả một "hệ sinh thái" quanh HS cần được quan tâm.
Có cả một "hệ sinh thái" quanh HS cần được quan tâm.

“Nếu làm tốt hoạt động hòa giải giữa HS với HS, giữa HS với GV, rất có thể nhiều sự việc xích mích, nhiều vụ việc BLHĐ không phải đưa lên mạng xã hội và truyền thông như vừa qua. Phải bắt đầu từ những chương trình phòng ngừa như vậy bên cạnh lo giải quyết hậu quả BLHĐ. Giải pháp, mô hình phòng, chống BLHĐ phải là một tổng thể thống nhất”- TS Trần Thành Nam nêu.

Để giảm bạo lực học đường (BLHĐ), nhà trường phải an toàn hơn; gia đình phải không có bạo lực; con đường từ nhà đến trường cũng phải an ninh hơn, với sự tham gia góp sức của các lực lượng xã hội. Ngay thế giới trên mạng của trẻ em cũng phải đảm bảo an toàn, nhất là khi mà HS đang dành quá nhiều thời gian để kết nối mạng... Có cả một “hệ sinh thái” quanh HS cần được quan tâm.

“Phòng, chống và giảm BLHĐ cần phải có tất cả các chính sách cần thiết ở “hệ sinh thái” quanh HS. Trong “hệ sinh thái” quanh HS các cơ quan, ban, ngành chức năng đều phải vào cuộc, cùng thực hiện các giải pháp an toàn cho HS nói chung; phòng, chống BLHĐ nói riêng”- TS Trần Thành Nam nói.

Từ thực tiễn tình trạng BLHĐ ở Việt Nam, chuyên gia tâm lý GD cho rằng không nên lấy nguyên bất cứ một mô hình phòng, chống BLHĐ của quốc gia nào để sử dụng. Cần phải có chương trình hành động và mô hình của riêng mình, phù hợp với văn hóa và tâm lý của người Việt.   

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trẻ nhập viện do uống vitamin quá liều. Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương

'Con dao hai lưỡi' mang tên vitamin

GD&TĐ - Theo chuyên gia y tế, chỉ nên sử dụng một lượng vitamin cân đối vừa đủ cũng như phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của cơ thể.