Tranh luận trong lớp học giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều

GD&TĐ - Nataly Queen, một chuyên gia ngành Giáo dục tại Mỹ chia sẻ, những cuộc tranh luận, phân tích về một đề tài nào đó trong lớp học giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều về thế giới xung quanh.

Tranh luận trong lớp học giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều

Là một nhà giáo dục kiêm nghiên cứu xã hội, mục tiêu của Nataly là giúp sinh viên phát triển kiến thức khi tiếp cận với những quan điểm khác nhau về một vấn đề. Tuy nhiên, để các em có thể thực hành điều này thường xuyên, những cuộc tranh luận không thể diễn ra bừa bãi, đặc biệt khi các vấn đề thảo luận đang gây tranh cãi trong xã hội.

Tại Trường Horry County (SC), mỗi lớp có khoảng có 2/3 sinh viên da trắng, 20% da màu, 10% gốc Tây Ban Nha, và các giáo viên đã tìm ra một chủ đề thảo luận khá nhạy cảm về phân biệt chủng tộc, giúp sinh viên xem xét mọi khía cạnh của vấn đề thông qua nhiều quan điểm.

Nataly nhớ lại: “8 năm trước, đội ngũ giáo viên trường tôi được tập huấn một khóa học nhằm tìm ra phương pháp tối đa hóa sự tham gia của sinh viên. Chương trình này được phát triển bởi Tổ chức Spencer Kagan, hay còn gọi là PIES. Phương pháp mới giúp sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội. Một phần của những gì chúng tôi đang dạy các em là chúng phải tử tế với nhau, để được đồng cảm, từ đó có những hành vi và ngôn ngữ xã hội tích cực. Có một điểm chung là tất cả giáo viên trong trường đều yêu thích công việc giảng dạy, đến mức có người phải thốt lên “điều này thực sự cứu rỗi sự nghiệp của tôi, bởi vì trước đó tôi đã khủng hoảng khi không biết làm cách nào giúp sinh viên tiến bộ".

Làm việc theo nhóm

“Khi đứng trên bục giảng, tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của “làm việc nhóm” và cố gắng thúc đẩy phương pháp này trong lớp học, nhưng một số sinh viên đã tìm cách trốn học trong khi những sinh viên khác đang miệt mài cùng nhóm của mình, và điều đó đi ngược với nguyên tắc làm việc nhóm.

Một trong những công cụ chúng tôi đã tìm thấy để đảm bảo rằng chúng tôi đang thực hành đúng phương pháp, đó là một nền tảng thảo luận trực tuyến thúc đẩy sự phụ thuộc và tương tác tích cực lẫn nhau, khuyến khích sinh viên phát triển tư duy riêng của mình, bởi các em có thể đọc và trả lời suy nghĩ của người khác một cách âm thầm. Chúng tôi luôn đưa ra một nguyên tắc khi làm việc nhóm, không cho phép sinh viên xem trước câu trả lời của người khác trước khi đóng góp ý kiến, cách này sẽ đảm bảo sự tham gia bình đẳng của sinh viên với cùng một vấn đề thảo luận”.

Nataly cho biết thêm: “Trong những năm qua, chúng tôi chưa bao giờ thấy sinh viên tỏ ra không muốn quan tâm những gì mà bạn cùng lớp nêu ra và cùng bàn luận, và bản chất của thảo luận có nền tảng sẽ thúc đẩy sự háo hức, khiến sinh viên cảm thấy thú vị, khi đó bộ não của các em hoạt động rất hiệu quả. Tất nhiên, khi áp dụng phương pháp này, giáo viên cần tạo ra một môi trường học tập an toàn, có như thế sinh viên mới an tâm khi bàn luận thẳng thắn về những vấn đề nhạy cảm”.

Giải quyết các chủ đề gây tranh cãi trong lớp học

Nataly tâm sự khá tỉ mỉ về quá trình hình thành phương pháp giáo dục dựa trên nền tảng PIES. “Trước đây, hiệu trưởng của chúng tôi đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm tại một lớp học. Học sinh được yêu cầu bày tỏ sự hiểu biết của mình về phong trào dân quyền ở Nam Carolina. Tôi bước vào hành lang khi giờ học đã kết thúc, hiệu trưởng làm tôi ngạc nhiên khi nói: "Tôi nghĩ cô cũng có thể làm được điều tương tự.”

Kể từ tiết học đặc biệt đó, trường tôi quyết định khuyến khích học sinh đi sâu hơn vào công việc phân tích, bình luận về cuộc thảm sát Orangeburg (một sự kiện kinh hoàng, cảnh sát tuần tra quốc gia đã bắn và giết 3 trong số những người biểu tình phản đối một chủ sở hữu sân chơi bowling năm 1968). Sau đó, các chủ đề ngày càng “nóng” hơn, phong phú hơn.

“Chúng tôi đã tạo ra những tiết học thú vị với những sự kiện xoay quanh 4 chủ đề: Bảo vệ quốc gia, những người biểu tình, chủ sở hữu sân bowling hoặc Thống đốc Robert McNair. Sau khi các nhóm được phân chia, các em sẽ được yêu cầu thực hiện biện pháp đối phó với những vấn đề đưa ra thảo luận. Đây không phải là những buổi thảo luận mang tính giả thuyết, nó là thực tế, bởi có những học sinh lớn lên trong gia đình từng liên quan đến những vấn đề gây tranh cãi đó”.

Câu trả lời từ các học sinh luôn khiến chúng tôi kinh ngạc. Trong tiết học 55 phút, tất cả mọi thành viên trong lớp, bất kể màu da nào hay giới tính nào, các em đều là những con người được trải nghiệm nhiều sự kiện trong cuộc sống, hiểu biết của các em được hình thành từ chính quan điểm riêng mà các em nêu ra. Từ đó, các em có một nền tảng tư duy sâu sắc về lịch sử cũng như nhiều môn học khác”, Nataly tự hào chia sẻ.

Theo Huffingtonpost

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ