Tranh chấp Biển Đông - Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác

GD&TĐ - Trong hai ngày 9 - 10/10, tại Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội) và Viện Konrad Adenauer (CHLB Đức) đồng tổ chức Hội thảo quốc tế "Tranh chấp ở Biển Đông: Tác động và các hướng tiếp cận hòa bình, hợp tác". 

Các nhà khoa học trong và ngoài nước tại cuộc Hội thảo
Các nhà khoa học trong và ngoài nước tại cuộc Hội thảo

Tham dự hội thảo có các chuyên gia quốc tế đến từ CHLB Đức, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Philippines và đông đảo các nhà khoa học Việt Nam.

Với vị trí địa chiến lược quan trọng, Biển Đông đang ngày càng trở thành tâm điểm của bản đồ chính trị thế giới, nơi cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc trong và ngoài khu vực. Hội thảo được tổ chức trong bối cảnh Trung Quốc vừa rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong khi Hoa Kỳ đang đẩy mạnh chiến lược xoay trục hướng về Châu Á và ASEAN đang gấp rút hoàn thành mục tiêu xây dựng cộng đồng vào năm 2015.

Hội thảo là diễn đàn khoa học để các học giả quốc tế và Việt Nam gặp gỡ trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất của mình, tập trung đánh giá tác động đa chiều của tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông từ đó đề xuất các giải pháp theo hướng hòa bình, hợp tác phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Các tham luận đã làm rõ vai trò của ASEAN trong ngăn ngừa xung đột đang leo thang ở biển Đông; nhận định quan hệ ngoại giao Trung Quốc đối với Việt Nam; tranh chấp lãnh thổ biển Đông trong bối cảnh luật pháp quốc tế, cơ sở pháp lý và các phương thức giải quyết một cách hòa bình tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển đảo…

Với tư cách là thành viên của ASEAN, Việt Nam trước sau như một khẳng định mong muốn giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN trong vấn đề Biển Đông bởi vì kể từ khi ra đời đến nay ASEAN đã đóng vai trò trung tâm trong các sáng kiến an ninh khu vực như thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (1994), ký với Trung Quốc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC 2002), đang nỗ lực xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) và hoàn thành xây dựng ba cộng đồng chính trị-an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa - xã hội vào năm 2015. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.