Trải nghiệm của một “cô bạn gái giả” về ra mắt nhà người yêu

GD&TĐ - Một blogger nữ từng đóng giả thành bạn gái của một anh chàng để về ra mắt bố mẹ trong dịp Tết nguyên đán đã thể hiện áp lực kết hôn ở Trung Quốc, đặc biệt là ở vùng nông thôn.  

Trải nghiệm của một “cô bạn gái giả” về ra mắt nhà người yêu

Zhao Yuqing là một sinh viên luật mới tốt nghiệp. Cô bị hấp dẫn vào các ứng dụng trên trang web nhắm vào người độc thân đang tìm thuê người đưa về ra mắt gia đình trong kỳ nghỉ tết.

Trong các ngày lễ, nam nữ độc thân ở Trung Quốc thường bị gia đình yêu cầu mang người yêu về ra mắt với hy vọng sẽ sớm có đám cưới và có con cháu để nối dõi tông đường.

Một số người độc thân phải thuê người yêu giả thông qua các phần mềm và trang web.

Những người có học thức, ngoại hình hấp dẫn và ở độ tuổi ngoài 20 có thể yêu cầu mức phí từ 3.000 tệ đến 10.000 tệ (436 USD tới 1.453 USD) một ngày trong thời điểm lễ tết quan trọng.

Yuqing cho biết cô muốn trải nghiệm làm một bạn gái về ra mắt gia đình với mức phí chỉ cần đủ tiền đi lại.

Trong số 700 người, cô đã chọn Wang Quangming, một người điều hành website ngoài 30 tuổi, quê ở vùng nông thôn miền nam Trung Quốc.

“Anh ấy bị áp lực là phải tìm một cô vợ nên cần thuê bạn gái” – Yuqing nói với một phóng viên ảnh đi theo 2 người trong suốt chuyến đi.

Hai người sẽ không cần phải thể hiện những nụ hôn hay ngủ chung và uống rượu. Tuy nhiên, Yuqing sẵn sàng giúp công việc nhà. Họ đã có một hợp đồng viết tay.

Khi đến nhà, mẹ của Quanming, bà Nong Xiurong, đã cố gắng khiến Yuqing cảm thấy như ở nhà và tôn trọng yêu cầu của con trai là hãy để 2 người một mình, đồng thời không hỏi về mối quan hệ của họ.

Sau chuyến đi, Yuqing trở lại Bắc Kinh và viết một blog đăng lên mạng xã hội WeChat, nói rằng cô đã có  “một trải nghiệm tuyệt vời” ở nhà Quangming.

Quangming cho biết anh đã quyết định chấm dứt sự giả mạo này bởi vì anh lo rằng nó sẽ khiến tình hình nghiêm trọng hơn với mẹ anh. Anh đã cho mẹ xem blog của Yuqing.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bà Xiurong nói rằng bà không buồn về những gì đã xảy ra và cho biết thấy cảm động khi đọc blog của Yuqing. Tuy nhiên, bà vẫn lo lắng về việc tìm vợ cho con trai.

Quanming cho biết trải nghiệm trên không khiến mẹ anh bớt đi sự mong mỏi có con dâu. “Mẹ tôi vẫn muốn tôi sớm lấy vợ” – anh nói.

Đối với Yuqing, trải nghiệm trên cho thấy thật khó để có thể giải quyết sự căng thẳng về hôn nhân ở Trung Quốc, nơi những quan niệm truyền thống về hôn nhân vẫn nặng nề ở vùng nông thôn.

Theo Reuters

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.