Trang Sputnik cho biết, chuyên viên địa-vật lý Myers từ Đại học Tổng hợp Wisconsin-Madison (Hoa Kỳ) và các đồng nghiệp đã tiến hành công trình nghiên cứu và đi đến kết luận rằng hệ thống năng lượng Mặt trời đang có hỗn loạn.
Do đó, những biến đổi ngẫu nhiên trong quỹ đạo của các hành tinh có thể diễn ra do tương tác trọng lực tinh tế giữa các đối tượng cùng trong Thái dương hệ.
"Trạng thái này nổi tiếng với tên gọi "hiệu ứng cánh bướm". Chính là hiện tượng tương tự", - tạp chí viết.
Theo nhận định trong bài tạp chí, khoảng 50 triệu năm cuối quỹ đạo của Trái đất có thay đổi hình dạng một chút theo mỗi 2,4 triệu năm, trong đó, tương ứng sẽ dẫn đến biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu cấu tạo đá ở Colorado nhóm của Mayer phát hiện thấy rằng khoảng 85 triệu năm trước, tần số biến thiên này là 1,2 triệu năm.
Theo quan điểm của các nhà khoa học, điều đó gắn với tương tác của Trái đất và sao Hỏa, hoàn toàn được chờ đợi từ sự hỗn loạn hệ thống.
Theo ý kiến của chuyên viên Myers, một trong những hậu quả có thể là vụ va chạm của sao Hỏa với Trái đất. Dù vậy ông cũng lưu ý thêm rằng xác suất của sự kiện viễn lai kinh khủng như vậy là cực kỳ thấp.