Trái đất có thể bị đóng băng sâu trong 8 phút

Một nhà khoa học vừa đưa ra một cảnh báo sốc cho loài người khi tiết lộ Trái đất chỉ có ít nhất 8 phút để đối phó với một mối nguy vũ trụ có thể khiến hành tinh Xanh đóng băng sâu.  

Tiến sĩ Neil deGrasse Tyson.
Tiến sĩ Neil deGrasse Tyson.

Tiến sĩ Neil deGrasse Tyson là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng với series "Neil deGrasse Tyson giải thích mọi thứ", nơi ông đề cập đến những chủ đề gần gũi về khoa học, công nghệ và ý nghĩa của sự sống.

Khi được hỏi chuyện gì sẽ xảy ra trong tình huống giả định rằng Mặt trời biến mất, điều gì có thể sẽ đến nếu nó kết thúc vòng đời hiện tại, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng không chần chừ liền đưa ra một cảnh báo gây sốc cho thế giới.

soc: trai dat co the bi dong bang sau trong 8 phut hinh anh 2

Trái đất sẽ đóng băng sâu nếu Mặt trời biến mất.

"Nếu ngay lúc này, Mặt trời biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Vâng, chúng ta sẽ không biết gì về thực tế đó trong 8 phút 20 giây. Chúng ta vẫn quay quanh Mặt trời, vẫn cảm nhận được ánh sáng ấm áp của nó bởi vì Mặt trời cách chúng ta 8 phút 20 giây ánh sáng. Vì vậy, thời điểm Mặt trời biến mất, ánh sáng của nó vẫn chiếu đến Trái đất. 

Tuy nhiên, sau vài phút vẫn hạnh phúc vì không biết gì, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ khá nhanh, theo tiến sĩ Tyson.

soc: trai dat co the bi dong bang sau trong 8 phut hinh anh 3

Con người sẽ đối mặt với giá lạnh và không có thức ăn.

"Sau 8 phút 20 giây, chúng ta sẽ chìm sâu trong giá lạnh, chúng ta không còn gì để quay quanh nữa và chúng ta bay vào một tiếp tuyến trong không gian liên hành tinh. Cuộc sống trên bề mặt Trái đất sẽ chết khá nhanh. 

Không có quang hợp - cơ sở tạo nên chuỗi thức ăn. 

Do vậy, động vật ăn thực vật sẽ chết, động vật ăn động vật cuối cùng cũng sẽ chết.

Có thể các vi khuẩn ở dưới đáy đại dương sẽ tồn tại được bởi vì chúng phát triển mạnh về năng lượng địa hóa, thay vì năng lượng Mặt trời", tiến sĩ Tyson cho biết.

Ông cũng  tiết lộ cuộc sống mà chúng ta biết sẽ bị tuyệt chủng khá nhanh.

Theo Dân việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.