Trách nhiệm hỗ trợ giáo viên và phát triển môi trường sư phạm

GD&TĐ - TS. Ngô Thị Thùy Dương - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu khoa học Quản lý giáo dục (Học viện Quản lý Giáo dục) cho biết, ở Hoa Kỳ hiệu trưởng phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, trong đó cần giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên và phát triển môi trường sư phạm.

Hiệu trưởng cần trao quyền và khuyến khích giáo viên và nhân viên đến mức cao nhất. Ảnh minh họa/internet
Hiệu trưởng cần trao quyền và khuyến khích giáo viên và nhân viên đến mức cao nhất. Ảnh minh họa/internet

Giúp giáo viên phát triển

Theo đó, các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải phát triển năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện của giáo viên, nhân viên nhà trường để thúc đẩy sự thành công học tập và sự phát triển của mỗi học sinh.

TS Ngô Thị Thùy Dương cho biết: Những việc hiệu trưởng phải làm là: Tuyển dụng, thuê, hỗ trợ, phát triển và giữ được các giáo viên có năng lực cũng như xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và phát triển thành những tổ giáo dục, tổ chuyên môn làm việc có hiệu quả.

Ngoài ra phải lập kế hoạch và quản lý sự thay đổi nhân viên và đảm bảo sự kế thừa, cung cấp cơ hội, tạo động lực và giám sát các giáo viên, nhân viên mới; Phát triển các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và sự thực hiện của giáo viên và nhân viên thông qua các cơ hội khác nhau để giúp họ học hỏi và phát triển.

Khuyến khích bồi dưỡng liên tục về năng lực giảng dạy của các cá nhân giáo viên và tập thể để đạt được kết quả mong muốn cho mỗi học sinh. Cung cấp thông tin phản hồi về việc giảng dạy và hoạt động chuyên môn khác thông qua hệ thống nghiên cứu gắn với hệ thống giám sát và đánh giá để hỗ trợ sự phát triển của giáo viên và nhân viên về kiến thức, kỹ năng và khả năng thực hiện.

Hiệu trưởng cần trao quyền và khuyến khích giáo viên và nhân viên đến mức cao nhất trong thực hiện các hoạt động chuyên môn, liên tục học hỏi và cải tiến liên tục.

Cùng với đó cần phát triển năng lực, cơ hội, và hỗ trợ cho giáo viên và lãnh đạo các thành viên khác của cộng đồng nhà trường. Thúc đẩy năng lực chuyên môn của các cá nhân, quan tâm đến sự hạnh phúc và sự cân bằng công việc - cuộc sống của giảng viên và nhân viên. Có xu hướng tự học và đảm bảo tính hiệu quả công việc thông qua sự phản ánh, nghiên cứu và cải thiện, duy trì sự cân bằng công việc - cuộc sống tốt.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Phát triển môi trường sư phạm

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả phải chú trọng xây dựng và phát triển một môi trường sư phạm cho giáo viên, nhân viên để thúc đẩy sự thành công học tập và phát triển của mỗi học sinh. Theo đó, người lãnh đạo hiệu quả phải:

Phát triển các điều kiện làm việc cho các giáo viên, nhân viên nhằm thúc đẩy phát triển nghề nghiệp hiệu quả, việc thực hiện và học tập của học sinh. Trao quyền và ủy quyền cho các giáo viên, nhân viên với tinh thần trách nhiệm tập thể để đáp ứng nhu cầu học tập, xã hội, tình cảm và thể chất của mỗi học sinh, theo sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi của nhà trường.

Thiết lập và duy trì một văn hóa chuyên nghiệp về sự tham gia và cam kết chia sẻ tầm nhìn, mục dích, và mục tiêu liên quan đến việc giáo dục hoc sinh toàn diện; kỳ vọng cao cho công tác chuyên môn; thực hiện công bằng bình đẳng và có đạo đức; tin tưởng và giao tiếp cởi mở; hợp tác, gắn kết hiệu quả tập thể và cá nhân một cách liên tục trong học tập và cải tiến chất lượng.

Mặt khác, hiệu trưởng phải thúc đẩy trách nhiệm của toàn thể giáo viên và nhân viên đối với sự thành công của mỗi học sinh và hiệu quả của nhà trường. Phát triển và hỗ trợ các mối quan hệ công việc có tính mở, hiệu quả, chu đáo và tin tưởng giữa các nhà lãnh đạo, giảng viên và nhân viên để họ phát huy năng lực chuyên môn và cải thiện năng lực giảng dạy.

Hiệu trưởng cũng cần thiết kế và thực hiện các công việc, các cơ hội cho sự hợp tác học hỏi chuyên môn giữa các giảng viên và nhân viên. Cung cấp các cơ hội hợp tác để kiểm tra quá trình thực hiện, thông tin phản hồi từ giảng dạy và học tập. Khuyến khích các sáng kiến mới để củng cố hoạt động của các chương trình và các hoạt động giảng dạy thực tiễn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ