TP.HCM: Lĩnh vực CNTT đóng góp 4,44% vào sản phẩm nội địa thành phố

GD&TĐ - Ngày 28/12/2019, UBND TP.HCM chủ trì Sở TT&TT phối hợp cùng Sở KH&CN. Hội Tin học TP.HCM. Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), Thành đoàn TPHCM tổ chức “Ngày hội doanh nghiệp Công nghệ thông tin và Trí tuệ nhân tạo TP.HCM năm 2019” với chủ đề: “Nhận thức mới, thay đổi nhanh, sáng tạo đột phá”.

Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại ngày hội.
Bí Thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại ngày hội.

Phát biểu tại ngày hội, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết trong quá trình phát triển, TP.HCM đối mặt với không ít những khó khăn thách thức như kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng không thật sự bền vững, gia tăng dân số cơ học nhanh chóng, quy hoạch, quản lý đô thị và kết nối hạ tầng TP chưa đáp ứng được sự phát triển của kinh tế đô thị... Do đó việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng với trọng tâm dựa vào đổi mới sáng tạo, công nghệ tiên tiến,… là bắt buộc với sự phát triển, nhằm đảm bảo cho TP giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại ngày hội
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại ngày hội

Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nhận định: Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 với các cải tiến liên tục về kết nối số, dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật (IoT )... chính là thời cơ lớn để Thành phố bắt tay vào triển khai xây dựng đô thị thông minh nhằm phát huy tối đa các tiềm năng và thế mạnh của Thành phố.

Đây cũng là cơ sở cho việc triển khai thực hiện có hiệu quả 7 chương trình đột phá mà Thành phố đã đề ra nhằm giải quyết một cách căn cơ các thách thức hiện nay và định hướng cho Thành phố phát triển trong tương lai.

Chính vì vậy, từ tháng 9 năm 2019, UBND TP.HCM đã tiến hành phát triển hệ sinh thái ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP. HCM giai đoạn 2019 - 2025 với Chương trình phát triển AI của Thành phố từ nay đến 2020. Mục tiêu của Chương trình phát triển AI của Thành phố cũng nhằm đưa AI vào việc thực hiện nhanh các trụ cột của đô thị thông minh, là một cấu thành quan trọng trong xây dựng đô thị thông minh.

Trong khuôn khổ ngày hội, Hội đồng quản lý Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung (CVPMQT) tổ chức Lễ Công bố và trao quyết định kết nạp HueCIT tham gia vào Chuỗi CVPMQT.
Trong khuôn khổ ngày hội, Hội đồng quản lý Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung (CVPMQT) tổ chức Lễ Công bố và trao quyết định kết nạp HueCIT tham gia vào Chuỗi CVPMQT.  

Đây có thể được xem là công cụ hữu ích để góp phần phát triển xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, đô thị sáng tạo, nhằm từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân thành phố. Cùng với đó, việc xây dựng đô thị thông minh và sáng tạo sẽ tạo nên thị trường lớn, sân chơi lớn cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin có động lực phát triển, nghiên cứu, cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng là một "làn gió mới” thu hút đầu tư, tạo ra những giá trị gia tăng cho nền kinh tế, thúc đẩy cho sự phát triển nhanh và bền vững của TP.

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Thành phố từ rất sớm đã chú trọng về CNTT-TT và cách đây khoảng 20 năm Thành phố đã đề xuất Trung ương coi CNTT là một lĩnh vực cần ưu tiên phát triển đột phá.

Thành phố đã xây dựng Khu Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) rất thành công, hiện là khu phần mềm lớn nhất cả nước với 165 doanh nghiệp đang hoạt động, 27 nhà đầu tư, hơn 11.000 kỹ sư và nhân viên công nghệ thông tin. Thành phố là địa phương duy nhất nghiên cứu sản xuất vi mạch, với nguồn vốn tự đầu tư. Mới đây, Thành phố đã quyết định xây dựng khu khởi nghiệp sáng tạo để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp chọn TP.HCM phát triển CNTT là đúng chỗ.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu tham quan các gian hàng triển lãm tại ngày hội.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu tham quan các gian hàng triển lãm tại ngày hội.

Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, hiện nay năng suất lao động của CNTT-TT so với năng suất chung của thành phố gấp 1,96 lần; CNTT đóng góp vào sản phẩm nội địa Thành phố là 4,44%, gần trở thành ngành kinh tế chủ lực. Việc phát triển doanh nghiệp CNTT là rất quan trọng, do đó các đơn vị phải tìm giải pháp để gia tăng nhanh số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này trong thời gian tới.

"Do đó, việc phát triển doanh nghiệp CNTT là rất quan trọng. Sắp tới, TP xác định sự đóng góp của các ngành kinh tế gắn với khoa học công nghệ và có một cơ chế chính sách đặc thù đó là hình thành Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP" - Bí thư  Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Đại diện Sở KH&CN báo cáo tham luận tại Hội thảo
 Đại diện Sở KH&CN báo cáo tham luận tại Hội thảo

Chuỗi sự kiện của ngày hội còn diễn ra Hội thảo "Phát triển doanh nghiệp CNTT TP.HCM" Sự kiện này tiếp tục đi tìm các giải pháp để tiếp tục phát triển ngành CNTT-TT của thành phố qua góc nhìn từ thực tiễn của cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp...

Hội thảo “Hợp tác phát triển và thu hút đầu tư vào Chuỗi CVPMQT” Trong khuôn khổ chương trình này, Hội đồng quản lý Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung (CVPMQT) tổ chức Lễ Công bố và trao quyết định kết nạp HueCIT tham gia vào Chuỗi CVPMQT. Chuỗi CVPMQT được thí điểm với hai thành viên ban đầu là CVPMQT và khu Công nghệ phần mềm ĐHQG TP.HCM...

Một điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện ngày hội là “Lãnh đạo Thành phố gặp gỡ sinh viên tiêu biểu trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo” nhằm khen thưởng sinh viên có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) tại các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Cơ chế đặc thù

GD&TĐ - Luật Giáo dục năm 2019 đặt ra yêu cầu cao hơn đối với trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS.
Minh họa/INT

Truy lùng quốc tế

GD&TĐ - Nga đang triển khai chiến dịch truy lùng ráo riết tại một số nước để bắt các nghi phạm liên quan vụ khủng bố đẫm máu tại Moscow.