TP.HCM: 33 đề tài xuất sắc tham dự cuộc thi Khoa học kĩ thuật quốc gia

GD&TĐ - Chiều 17/1, Sở GD&ĐT TP.HCM đã công bố kết quả Cuộc thi Khoa học kĩ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học cấp TP năm học 2018-2019.

Học sinh trình bày đề tài nghiên cứu của mình tại Cuộc thi KHKT cấp thành phố.
Học sinh trình bày đề tài nghiên cứu của mình tại Cuộc thi KHKT cấp thành phố.

Trong số 102 đề tài tham dự vòng chung kết cuộc thi vào ngày 8/1 vừa qua, ban tổ chức đã chọn ra 33 giải Nhất. Các đề tài xuất sắc này sẽ tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học do Bộ GD&ĐT tổ chức trong thời gian tới.

Cuộc thi KHKT cấp TP được phát động từ đầu năm học với hơn 600 đề tài nghiên cứu khoa học của học sinh đăng kí dự thi cấp TP, trong đó có 251 đề tài của THCS và 366 đề tài của THPT. Trải qua vòng sơ khảo, ban giám khảo đã chọn ra 102 đề tài xuất sắc dự vòng chung kết.

Theo đánh giá của ban giám khảo, cuộc thi cấp TP năm nay có rất nhiều đề tài có tính ứng dụng cao, bám sát với đời sống thực tiễn. Đặc biệt, hội thi thu hút số lượng lớn đề tài nghiên của HS ở các trường THCS.

Một số đề tài của các học sinh THCS xuất sắc giành giải Nhất như: Phần mềm sử dụng điện thoại thông minh cho người khiếm thị (điều khiển bằng giọng nói tiếng việt) của Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình); Chế tạo túi nilon dễ phân hủy, thân thiện với môi trường (THCS Quang Trung, quận Gò Vấp); Một số kỹ thuật đặc biệt trong nuôi và gây giống cá beta, THCS Trần Quang Khải (quận Tân Phú).

Công trình nghiên cứu của học sinh tại Cuộc thi KHKT cấp TP.
 Công trình nghiên cứu của học sinh tại Cuộc thi KHKT cấp TP.

Bên cạnh đó, một số đề tài được đánh giá cao như: Tái chế bìa carton làm gạch cách âm cách nhiệt và thân thiện với môi trường (Trường THPT Bùi Thị Xuân); Khảo sát thói quen sử dụng thời gian của học sinh trung học phổ thông TP.HCM và đề xuất giải pháp tối ưu hóa quản lý thời gian (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong); 

Phát hiện và can thiệp tình trạng căng thẳng mức độ cao ở độ tuổi vị thành niên: Giải pháp giám sát và hỗ trợ từ cha mẹ (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong); Thiết bị đa năng hỗ trợ hoạt động cho người bị bệnh parkinson (Trường THPT Marie Curie);

Phần mềm trí tuệ nhân tạo đọc phim phổi X-Quang giúp chẩn đoán sớm bệnh lao (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong); Thiết bị cảnh báo sớm bệnh đái tháo đường qua nước tiểu (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong)…

Cuộc thi đã kích thích sự sáng tạo trong học sinh; phát triển năng lực tự học; giúp học sinh bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học; giúp học sinh rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Cuộc thi cũng tạo cơ hội khởi nghiệp cho học sinh.

Bên cạnh đó, cuộc thi góp phần đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường…

Danh sách các đề tài đạt giải Xem tại đây

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ