Tổng kết 5 năm công tác giáo dục ATGT trong trường học giai đoạn 2008 – 2013

Tổng kết 5 năm công tác giáo dục ATGT trong trường học giai đoạn 2008 – 2013

(GD&TĐ) - Ngày 26/4, tại TPHCM, Hội thảo Tổng kết 5 năm thực hiện công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trong trường học giai đoạn 2008 – 2003 đã được Bộ GD&ĐT tổ chức. PGS.TS Trần Quang Quý - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - chủ trì hội thảo.

Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý – cùng các tập thể cá nhân đạt giải
Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý – cùng các tập thể cá nhân đạt giải

Những tín hiệu đáng mừng

Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT tại hội thảo, với hơn 22 triệu học sinh, sinh viên trong cả nước, đồng thời với quan điểm hình thành ý thức tự giác chấp hành pháp luật ngay từ khi còn nhỏ, nên ngay từ khi thành lập Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ GD&ĐT đã là một cơ quan thành viên của Ủy ban để tổ chức triển khai chủ trương của Chính phủ về việc đảm bảo ATGT và giáo dục pháp luật về ATGT cho HS, SV.

Trong 5 qua, Bộ GD&ĐT đã chủ động phối hợp với các ngành các cấp các tổ chức đoàn thể chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Đưa giáo dục ATGT lồng ghép vào chương trình giảng dạy chính khóa ở các cấp học và chỉ đạo, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục về ATGT, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia giao thông cho HS,SV.

Các cơ sở giáo dục cũng đã có quyết tâm thực hiện và áp dụng những giải pháp cụ thể nhằm kiềm chế tai nạn khi tham gia giao thông cho HS,SV. Đẩy mạnh tổ chức phổ biến tuyền truyền giáo dục pháp luật về giao thông đến từng HS, SV theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT và tăng cường công tác giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Công tác tuyên truyền về ATGT bằng nhiều hình thức phong phú như: tờ rơi, panô, áp phích, góc an toàn giao thông, website, phát thanh của nhà trường, phối hợp tốt với cơ quan công an, Ban ATGT của địa phương trong việc tổ chức nói chuyện, giảng dạy cho cán bộ, giáo viên, HS, SV.

Thứ Trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý – cùng các tập thể cá nhân đạt giải
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý cùng các tập thể cá nhân đạt giải

Các trường TH, THCS, THPT đã làm tốt công tác tuyên truyền ATGT trong các tiết sinh hoạt đầu tuần, quán triệt 100% cán bộ, giáo viên và HS độ mũ BH khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc thống nhất các biện pháp giám sát và quản lý HS không đi xe máy đến trường khi chưa đủ điều kiện và khắc phục tình trạng chờ, đón con em khi tan học lầm ùn tắc giao thông nơi cổng trường. Các trường ĐH, CĐ, TCCN đã triển khai tốt công tác phổ biến pháp luật về an toàn giao thông đến sinh viên qua tuần sinh hoạt công dân đầu khoá, đầu năm và cuối khoa theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT.

Theo số liệu báo cáo từ các trường trên địa bàn thành phố, Sở GD, qua 5 năm thực hiện, những giải pháp này bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong HS,SV. Cụ thể, NGƯT,TS Nguyễn Thị Thu Lan – Trường ĐH Lạc Hồng - cho biết: Qua năm 5 thực hiện với các biện pháp, số lượng SV vi phạm giao thông được công an báo về nhà trường chiếm chưa đến 0,01%, tỷ lệ SV vi phạm giảm rõ rệt qua từ năm. Đặc biệt số lượng SV nhà trường khi tham gia giao thông bị tai nạn rất ít.

Còn Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hậu Giang cho biết: “Số lượng HS vi phạm giảm rõ rệt qua từng năm, 100% các cơ sở giáo dục đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục về Luật ATGT với 2.175 cuộc và 1.678.795 học sinh tham dự. Các điểm ùn ứ giao thông tại các cổng trường đã được giải quyết tốt…”.

Đánh giá kết quả đạt được, ông Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó chủ tịch UB ATGT Quốc gia - cho biết: “Kết quả đạt được có hiệu quả và vai trò giáo dục ATGT trong nhà trường đóng vai trò quyết định. Cụ thể, tỷ lệ số vụ tai nạn và số người chết trong độ tuổi HS, SV đả giảm đi qua từng năm”.

Để giảm tai nạn giao thông một cách bền vững

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cũng được đề xuất nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò của giáo dục ATGT trong trường học, tiến tới giảm tai nạn giao thông một cách bền vững. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp nêu thực trạng: “Cả nước có 22 triệu HS. Nếu giáo dục tốt an toàn GT trong nhà trường sẽ có 25% dân số người chấp hành tốt ATGT, và đều quan trọng lan toả đến 22 triệu gia đình. Và để giảm tai nạn giao thông bền vững thì phải giáo dục ATGT chính thống và hiệu quả trong nhà trường.

Tuy nhiên vấn đề phải có phương thức giáo dục mới, làm thế nào để HS có hứng thú, có sáng tạo trong học tập về đảm bảo trật tự ATGT và đặc biệt phải tăng cường giảng dạy ngoại khóa vì chính khoá hiện rất thấp. Mặt khác là đội ngũ thầy cô giáo đa số kiêm nhiệm, không có bồi dưỡng kiến thức một cách chuyên nghiệp nên rất khó, và giáo trình hiện này còn quá nhiều, chưa có đồng nhất, các tài liệu phụ trợ còn hạn chế… ”.

Đồng tình với ông Hiệp, nhiều đại biểu cũng thẳng thắn đề xuất ý kiến như: Nên có tài liệu hướng dẫn giảng dạy về ATGT, phân phố chương trình cụ thể từng tiết dạy cho các khối lớp; Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức và những nội dung liên quan đến giảng dạy TATGT cho giáo viên bộ môn GDCD; Tăng thời lượng và nội dung giáo dục ATGT cho mỗi khối lớp, cụ thể nên có 3 tiết học về ATGT; Có hình thức xử lý triệt để các điểm trông giữa xe trái phép, xử lý nghiêm các trường hợp HS vi phạm Luật Giao thông, …

(PGS.TS Trần Quang Quý – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại hội thảo)
PGS.TS Trần Quang Quý – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT phát biểu tại hội thảo

Tuy nhiên bên cạnh những ý kiến đề xuất, nhiều đại biểu cũng cho rằng, để thực hiện tốt giáo dục ATGT trong nhà trường, thì cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình, phụ huynh và chính quyền địa phương. Nhất là phụ huynh vẫn còn lơ là, không chú ý trong việc này. Không thể “khoán trắng” cho nhà trường và ngành giáo dục như hiện nay, bởi giáo viên, nhà trường có dạy tốt bao nhiêu thì khi phụ huynh không chấp hành, không làm gương cho con thì cũng rất khó.

Phát biểu tổng kết hội thảo, PGS.TS Trần Quang Quý – Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - nhấn mạnh: Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật ATGT trong nhà trường là rất quan trọng trong thời gian tới. Đây là vấn đề trọng tâm, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với UB ATGT Quốc gia ban hành chương trình hành động của ngành giai đoạn 2013 – 2018 nhằm tăng cường công tác giáo dục ATGT trong những năm tiếp theo.

Rà soát, sửa đổi nội dung các tài liệu phù hợp với thực tiễn và gần với đời sống hằng ngày, tăng cường thời lượng giảng dạy chính khoá về ATGT cho các cấp học và tổ chức tấp huấn hướng dẫn các tài liệu cho giáo viên, cơ sở giáo dục trong cả nước…

Thứ trưởng cũng đề nghị tập hợp những mô hình hay, hiệu quả của các cơ sở, trường để áp dụng cho các đơn vị trong thời gian tới.

Nhân dịp này, UB ATGT Quốc gia cũng tặng bằng khen cho 15 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng mô hình hay trong giáo dục ATGT trong trường học.

Thái Khuê

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ