Kiên trì dai dẳng
Chồng bà Belis từng là bác sĩ phẫu thuật, bản thân bà cũng là bác sĩ ở Đông Âu suốt 20 năm. Họ di cư đến Mỹ vài năm trước, sau khi nghỉ hưu. Bà lo sợ sẽ không thể truy cập khoản tiền tiết kiệm cả đời của mình. Kẻ lừa đảo đã hỏi bà Belis về tài sản tài chính của mình và bà thật thà khai báo với hắn tài khoản của mình ở đâu, cũng như số tiền họ có.
Ghi chép của nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho thấy cuộc trò chuyện đó đã tạo ra một chuỗi các cuộc gọi điện thoại và tin nhắn văn bản giữa bà Belis và kẻ lừa đảo kéo dài 50 tiếng đồng hồ trong suốt 72 giờ sau đó và dai dẳng cả tuần sau đó.
Cuộc gọi đầu tiên của quá trình lừa đảo đến lần đầu tiên vào một thời điểm khá khó khăn đối với bà Belis. Chồng bà đang trong quá trình hồi phục sau một đợt điều trị ung thư, còn con gái của bà vừa sảy thai.
“Những gì đã xảy ra được tính toán dựa trên thói quen, hoặc sự áp đặt phụ thuộc vào các nhà chức trách”, bà Stephen Lea - Giáo sư danh dự tại ĐH Exeter, đồng thời cũng là một nhà tâm lý nghiên cứu tội phạm cho biết. Trong nhiều trường hợp tội phạm kiểu này thường cho nạn nhân một số số điện thoại của những kẻ đồng lõa. Bọn chúng mạo nhận là các nhân viên lực lượng an ninh địa phương, đôi lúc sử dụng tên thật của các nhân viên này nhằm chiếm được sự tin tưởng của nạn nhân.
Tên lừa đảo yêu cầu bà Belis giữ liên lạc qua điện thoại, rời khỏi nơi làm việc và không thảo luận vấn đề này với bất kỳ ai. Mặc dù lo lắng về tình trạng các bệnh nhân bà phải chăm sóc, nhưng bà Belis vẫn xin nghỉ và luôn giữ điện thoại bên mình.
Doug Shadel, Giám đốc AARP, một tổ chức giáo dục và hỗ trợ người về hưu tại Washington, từng là điều tra viên tại văn phòng tổng chưởng lý bang hơn một thập kỷ, cho biết tội phạm theo kiểu này thường đẩy nạn nhân tới trạng thái tinh thần cao trào, có thể là cao trào của sự sợ hãi, cũng có thể là cao trào của sự phấn khích.
Tình trạng này che mờ khả năng phán đoán của nạn nhân, khiến họ khó có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Tên tội phạm nói bà Belis lấy bằng lái xe, tìm bút, giấy và sạc pin, sau đó yêu cầu bà lên một chiếc taxi.
Bà Belis vẫn giữ hóa đơn chuyến đi taxi cũng như hóa đơn tiền phòng 2 đêm khách sạn mà bà đã thuê theo hướng dẫn của kẻ mạo danh, để “sau này trình tòa và sẽ được bồi hoàn” như bà từng ngây thơ tin tưởng.
Điểm dừng đầu tiên của bà là một trụ sở tín dụng ở Manhattan, nơi hai vợ chồng bà có tài khoản, trong đó có cả chứng chỉ tiền gửi. Đứng ngay bên ngoài ngân hàng, kẻ lừa đảo yêu cầu bà Belis không nói chuyện trên điện thoại trong ngân hàng, tuy nhiên cũng không được gác máy.
Sau đó, bà phải gửi cho hắn ảnh chụp yêu cầu chuyển khoản. Hắn cũng hướng dẫn bà trả lời câu hỏi của nhân viên ngân hàng (nếu có) rằng bà rút tiền để tu sửa căn hộ của mình.
(Còn tiếp)