Tội phạm lừa đảo qua điện thoại lộng hành

Tội phạm lừa đảo qua điện thoại lộng hành

Những cuộc gọi bí mật

Giọng nói trên điện thoại dường như có vẻ là một nhân viên FBI thật sự. Anh ta đọc cho Nina Belis số phù hiệu “của mình” và thông báo việc danh tính của bà bị xâm phạm. Nina Belis đã chuyển cho “nhân viên FBI” này toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình.

Đối với hầu hết người Mỹ, những cuộc gọi mạo danh robocalls là một sự phiền toái không hề nhỏ. Đối với bà Belis, một y tá chuyên khoa ung thư ở độ tuổi 60 ở New York, cuộc gọi lừa đảo mạo danh nhân viên thực thi pháp luật khiến bà mất một khoản tiền lớn, vốn là số tiền tiết kiệm cả đời, đồng thời khiến cho gia đình bà chao đảo và đảo lộn kế hoạch nghỉ hưu của người phụ nữ này.

Việc ẵm trọn số tiền lớn gần 340.000 USD của nạn nhân quá dễ dàng cũng là lý do tại sao những kẻ lừa đảo qua điện thoại vẫn có đất hành nghề. Thực tế, mặc dù đa số người dân bị gọi đến đều cảnh giác và tỉnh táo trước âm mưu lừa đảo, thế nhưng đó đây vẫn có những “con mồi” ngây thơ, và thế là đủ cho những kẻ lừa đảo.

Trò lừa đảo này dựa vào phản ứng mà các nhà tâm lý học mô tả là sự phụ thuộc theo thói quen vào người có thẩm quyền, và khiến bà Belis rơi vào trạng thái cô lập và để cảm xúc che lấp lý trí. Kẻ lừa đảo nói với Belis rằng, số An sinh xã hội của bà đã bị đánh cắp và có hành vi phạm tội đã được thực hiện dưới tên bà.

Sau đó, đối tượng thuyết phục bà chuyển tiền từ tài khoản của mình vào các tài khoản của hắn kiểm soát, với lý do để bảo vệ tiền cho Belis. Cuộc gọi từ kẻ lừa đảo kéo dài hàng giờ, trong đó, hắn “tận tình” chỉ dẫn cho bà Belis cách trả lời mọi câu hỏi của các tổ chức tài chính khi bà thực hiện việc chuyển tiền.

Theo thống kê, trong 9 tháng của năm 2019, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã nhận được hơn 139.000 báo cáo về gian lận, trong đó những kẻ lừa đảo tuyên bố là nhân viên từ Cơ quan An sinh xã hội, gây thiệt hại tổng cộng gần 30 triệu USD.

Theo Sở Cảnh sát New York, chỉ riêng tại thành phố New York, từ tháng 1 đến cuối tháng 10/2019, các nạn nhân đã mất 5,8 triệu USD trong 523 vụ lừa đảo mạo danh Cơ quan An sinh xã hội. Nhiều cuộc lừa đảo đã sử dụng những kẻ mạo danh thực thi pháp luật khác nữa để tạo điều kiện cho gian lận.

Năm 2019, cảnh sát bắt đầu theo dõi loại trộm này một cách chi tiết hơn do các báo cáo về tội phạm lừa đảo qua điện thoại tăng đột biến, với nạn nhân ở thành phố New York có độ tuổi từ thanh thiếu niên đến những người cao tuổi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ