Tọa đàm nội dung chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị

GD&TĐ -Sáng 30/7, tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD&ĐT tổ chức Tọa đàm nội dung chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị (dành cho khối chuyên và không chuyên).

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi tọa đàm
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm có sự tham dự của PGS.TS Phạm Văn Linh (Trưởng ban chỉ đạo Biên soạn chương trình, giáo trình, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương), Thứ trưởng Bộ GD&ĐT-PGS.TS Nguyễn Văn Phúc (Phó ban chỉ đạo Biên soạn chương trình, giáo trình). Đồng thời có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, giảng viên các môn Lý luận chính trị tại các trường ĐH, Học viện phía Nam.

Theo thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TW (ngày 28/3/2014) của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân, Ban Tuyên giáo và Bộ GD&ĐT đã phối hợp, thành lập ra 5 Hội đồng biện soạn chương trình, giáo trình các môn Lý luận Chính trị (chuyên và không chuyên) gồm các Hội đồng biên soạn: Kinh tế Chính trị Mác Lênin, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Triết học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

PGS.TS Phạm Văn Linh Trưởng ban chỉ đạo Biên soạn chương trình, giáo trình, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại buổi tọa đàm.
PGS.TS Phạm Văn Linh Trưởng ban chỉ đạo Biên soạn chương trình, giáo trình, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại buổi tọa đàm.

Qua thời gian làm việc, các Hội đồng đã hoàn thành về bản thảo lần 1 giáo trình các môn Lý luận Chính trị (dành cho khối chuyên và không chuyên) và hiện đang lấy ý kiến của các giảng viên giảng dạy các bộ môn nói trên để bổ sung, hoàn thiện bản thảo thông qua các buổi tọa đàm, góp ý.

Theo dự kiến, sau khi hoàn thiện giáo trình các môn Lý luận chính trị (chuyên và không chuyên) sẽ được triển khai thí điểm ở một số trường ĐH vào năm học 2018-2019. Sau đó, tổ chức sơ kết để đúc rút kinh nghiệm thực hiện.

Sau khi dự khai mạc tọa đàm, các đại biểu được chia ra theo Hội đồng biên soạn của từng môn để góp ý
 Sau khi dự khai mạc tọa đàm, các đại biểu được chia ra theo Hội đồng biên soạn của từng môn để góp ý

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, PGS.TS Phạm Văn Linh cho rằng, đây là giáo trình biên soạn đưa vào giảng dạy chung cho các cơ sở giáo dục trong cả nước nên rất cần sự kết hợp sức mạnh trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, giảng viên, nhà nghiên cứu.

Vì thể, hi vọng các giảng viên sẽ có thời gian thảo luận, làm việc theo các tổ một cách nghiêm túc, thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng, tích cực đóng góp những ý kiến xác đáng, có tính chuyên môn cao, tính khoa học, tính sư phạm... cho các hội đồng để bản thảo giáo trình được hoàn thiện.

Dưới góc độ là những người trực tiếp giảng dạy, PGS.TS Phạm Văn Linh cũng lưu ý thêm với các giảng viên có thể góp ý thêm về thời lượng chương trình, số tín chỉ, cấu trúc bài học, chuẩn mực giáo trình, văn phong giáo trình,… Từ nội dung bản thảo, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học như thế nào?

Trước đó, tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc
 Tọa đàm nội dung chương trình, giáo trình các môn Lý luận chính trị ảnh 3
gia Hà Nội), Ban chỉ đạo biên soạn chương trình đã tổ chức buổi tọa đàm cho các giảng viên, nhà nghiên cứu tại các trường ở phía Bắc cũng như gửi bản thảo cho các khoa, giảng viên các môn Lý luận chính trị ở các trường để nghiên cứu, góp ý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ