Khi so sánh với kết quả Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia (NHANES ), một nghiên cứu trên toàn quốc từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng kết luận tiếp viên hàng không có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn và một số ung thư khác như ung thư vú, tử cung, đường tiêu hóa, tuyến giáp, cổ tử cung.
Mặc dù các tác giả không thể xác định được lý do chính xác, nhưng trong nhiều năm qua, họ cho rằng nguyên nhân có thể đến từ việc việc tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư (gọi là chất gây ung thư) trên các hãng hàng không. Trong trường hợp này, hai rủi ro được xác định có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở các tiếp viên gồm bị gián đoạn nhịp sinh học và một yếu tố được gọi là "bức xạ ion hóa vũ trụ."
Bức xạ ion hóa vũ trụ là bức xạ phát ra từ không gian bên ngoài và được gây ra bởi những yếu tố như “pháo sáng mặt trời” (solar flares - sự nổi bật của plasma siêu nóng bị trục xuất khỏi mặt trời). Mặc dù một lượng nhỏ của bức xạ ion đến được trái đất, nhưng nó xuất hiện nhiều hơn ở trên cao. Theo CDC, tiếp viên hàng không và phi công tiếp xúc với bức xạ ion trên mỗi chuyến bay và bị phơi nhiễm ở mức cao hơn.
Trong nhiều năm, Hiệp hội Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo một mối liên hệ trực tiếp giữa việc tiếp xúc lâu dài với các bức xạ và nguy cơ mắc ung thư. Liên minh châu Âu cũng đã đặt ra giới hạn về mức phơi nhiễm bức xạ cho các thành viên phi hành đoàn bay, đặc biệt cho phụ nữ mang thai, nhằm giảm nguy cơ mắc ung thư và các ảnh hưởng sức khỏe khác. Mặc dù CDC đưa ra cảnh báo về những mối nguy hiểm, nhưng cơ quan này không đưa ra giới hạn mức độ bức xạ ion hóa cho các phi hành đoàn bay của Hoa Kỳ.
Các nhà nghiên cứu Harvard cũng chỉ ra sự gián đoạn nhịp điệu sinh học của các tiếp viên hàng không. Mặc dù việc thay đổi trong chu kỳ giấc ngủ có vẻ lành tính nhưng một chu kỳ giấc ngủ bị gián đoạn có thể dẫn tới nhiều loại ung thư như ung thư da và ung thư vú.