Thuyết âm mưu xung quanh Brexit

GD&TĐ - Cuộc bỏ phiếu Brexit được tổ chức vào ngày 23/6/2016, là một trong những cuộc bỏ phiếu hoành tráng nhất trong lịch sử chính trị. 

Thuyết âm mưu xung quanh Brexit

Không giống như hầu hết các cuộc bầu cử hoặc trưng cầu dân ý, kết quả của quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh sẽ có ý nghĩa lớn đối với 27 quốc gia thành viên còn lại và thế giới nói chung, thậm chí theo tiêu chuẩn trật tự thế giới mới trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Một sự thay đổi chính trị lớn như vậy chắc chắn sẽ là cảm hứng lớn cho nhiều thuyết âm mưu. Dưới đây là một số lý thuyết phổ biến về quá trình Brexit.

Siêu quốc gia châu Âu

Một trong những lý thuyết quan trọng nhất xung quanh vấn đề Brexit và Liên minh châu Âu nói chung là xu hướng hình thành một quốc gia châu Âu duy nhất.

Để hiểu lý thuyết này, bạn cần biết rằng EU được hình thành từ Cộng đồng Than và Thép châu Âu – các tổ chức được hình thành sau Thế chiến II. Sau khi chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh, mọi người trên khắp châu Âu muốn đảm bảo chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Người châu Âu cho rằng để điều này thành hiện thực, cần liên kết các thị trường than và thép châu Âu. Điều này sẽ giúp hàn gắn vết thương sau chiến tranh và ngăn các quốc gia sản xuất và bán vũ khí cho nhau.

Vào thời điểm Liên minh châu Âu thực sự được thành lập vào năm 1993, trong nhiều lĩnh vực, châu Âu đã bắt đầu hoạt động như một quốc gia. Các đồng tiền được gộp lại thành đồng tiền chung, các quan chức được bầu, luật pháp và tiêu chuẩn được liên kết, và các dự án quốc tế đã được thực hiện. Những người hoài nghi và cả những người ủng hộ Brexit cho rằng, châu Âu tiến gần hơn đến một siêu quốc gia: Một quốc gia đồng nhất, không có văn hóa để được cai trị bởi các quan chức không được lựa chọn ở Brussels. Các tòa án châu Âu, quốc ca châu Âu, tiền tệ euro và những cuộc họp bàn gần đây về việc tạo ra một quân đội châu Âu là bằng chứng rõ ràng hơn về điều này.

Tuy nhiên, lý thuyết này cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề. Đầu tiên, nhiều người được mệnh danh là “người sáng lập” châu Âu mong muốn thành lập một khối duy nhất châu Âu dưới một chính phủ chỉ là sự bịa đặt. Thứ hai, đã gần 70 năm mà những người theo thuyết này vẫn chưa thể lý giải cho câu hỏi: Vì lý do gì mà một nhóm người nào đó lại muốn tạo ra một đất nước mà họ sẽ không bao giờ nhìn thấy để trao nó cho thế hệ sau mà họ cũng không thể biết là ai?

Lý thuyết này cũng bỏ qua thực tế là người dân nơi này đã bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử ở EU từ năm 1979 (một quyền chỉ được mở rộng bằng cách tạo thêm chính phủ) và châu Âu có 12 gia đình hoàng gia và 24 ngôn ngữ; thêm vào đó, phải mất hàng thập kỷ để châu Âu có thể hoàn thiện và ban hành những điều luật cần thiết. Điều này một lần nữa đặt ra câu hỏi tại sao các chính trị gia lại phải làm việc rất cật lực chỉ để tạo ra một đất nước mà họ sẽ không sống để nhìn thấy hay kiểm soát.

Giả thuyết này gần đây đã được đưa ra một lần nữa sau khi đối tác liên minh tiềm năng của Angela Merkel, kêu gọi thành lập một quốc gia châu Âu duy nhất. Có thể nói đó là một tiếng nói hoàn hảo để ghép thêm sắc màu cho lý thuyết này. (Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Cách cảm thụ một câu thơ hay

GD&TĐ - Nhà thơ sáng tạo nên câu thơ hay bằng cách nào? Người đọc cảm thụ câu thơ hay cần chú ý những phương diện sáng tạo nghệ thuật nào của nhà thơ?