Thuốc nào chữa hội chứng ruột kích thích?

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là bệnh do rối loạn chức năng của ruột dẫn đến đau thắt ruột, đầy hơi..

Thuốc nào chữa hội chứng ruột kích thích?

Tôi làm nhân viên văn phòng và mắc hội chứng ruột kích thích đã 2 năm nay. Tôi thường xuyên bị những cơn đau quặn bụng và phải đi ngoài vài lần trong ngày, rất ảnh hưởng đến công việc.

Xin quý báo cho biết loại thuốc nào điều trị và có cách gì để hạn chế hội chứng ruột kích thích? Tôi xin cảm ơn.

Vũ Hằng Nga (Nam Định).

* Trả lời:

Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là bệnh do rối loạn chức năng của ruột dẫn đến đau thắt ruột, đầy hơi...Trong một số trường hợp mắc HCRKT có táo bón, số khác có kèm tiêu chảy và một số thì có cả hai dấu hiệu trên.

Thỉnh thoảng những người bị HCRKT có những cơn đau thắt ruột gây cảm giác muốn đi đại tiện. Bệnh thường có triệu chứng nổi bật tại hệ tiêu hóa.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp, người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau ở bên phải hoặc thượng vị, đau dọc theo khung đại tràng, đôi khi người bệnh chỉ cảm giác tức nặng, ấm ách khó chịu và đau bụng thường giảm đi sau khi đại tiện.

Nguyên nhân của HCRKT đến nay vẫn chưa được biết đến và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Trong đợt tiến triển của bệnh, một số thuốc cũng nên được dùng để điều trị triệu chứng như:

Thuốc giảm đau (giảm co thắt đại tràng): duspataline, no-spa, spasfon... Thuốc điều trị táo bón: thuốc nhuận tràng (forlax, duphalac, ispaghula-microlax, psyllium, cám gạo...). Thuốc điều trị tiêu chảy: smecta, actapulgite, imodium, codein, diphenoxylate + atropin, loperamid...

Thuốc điều trị sình hơi: meteospasmyl, pepsan, than hoạt... Thuốc an thần kinh: rotunda, seduxen, dogmatyl... Thuốc chống co thắt như mebeverin (uống trước bữa ăn). Thuốc làm tăng co bóp cũng có thể dùng như motilium-M (uống trước ăn).

Bạn nên đi khám bệnh để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc nào, liều lượng bao nhiêu. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị HCRKT, cần chú ý đến chế độ ăn nên nhiều đạm, ít mỡ và không kiêng khem quá mức.

Nên chia làm nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no. Không nên ăn các thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít...).

Tránh các đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà phê, gia vị chua cay...), những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có tiêu chảy tránh ăn quá nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...).

Giảm hoặc loại bỏ stress, tăng cường các hoạt động thể chất, tập khí công, yoga cùng với các phương pháp thư giãn... cũng góp phần đáng kể vào việc làm giảm các triệu chứng của HCRKT.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.