Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành Giáo dục

GD&TĐ - Ngày 28/6, tại Đà Nẵng, Bộ GD&ĐT, tổ chức UNICEF, UNESCO và các đối tác giáo dục đã tổ chức Hội thảo Phổ biến kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành Giáo dục và hưởng ứng tuần lễ toàn cầu về Giáo dục.

Hội thảo ghi nhận các ý kiến đóng góp về cách thức triển khai, cơ chế phối hợp trong việc thực hiện các chỉ tiêu SDG 4
Hội thảo ghi nhận các ý kiến đóng góp về cách thức triển khai, cơ chế phối hợp trong việc thực hiện các chỉ tiêu SDG 4

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Hội thảo là một bước quan trọng nhằm phổ biến các mục tiêu, chỉ số, giải pháp thực hiện của Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2030. Bình đẳng trong giáo dục, đảm bảo tiếp cận và chất lượng giáo dục cho mọi trẻ em từ mầm non đến phổ thông, nhất là các nhóm trẻ em thiệt thòi, trẻ em dễ bị tổn thương là trọng tâm của mục tiêu phát triển giáo dục bền vững lĩnh vực giáo dục (gọi tắt là SDG 4).

Trong đó, chất lượng không chỉ hướng đến lĩnh hội kiến thức mà còn là kỹ năng và năng lực, bao gồm những năng lực của công dân toàn cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việ Bộ GD&ĐT xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện SDG 4 đã khẳng định cam kết và quyết tâm chính trị của ngành giáo dục Việt Nam trong việc thực hiện bình đẳng trong giáo dục”.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu khai mạc Hội thảo

Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững đã được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua vào tháng 9/2015. Việt Nam đã tham gia và cam kết huy động mọi nguồn lực, sự phối hợp từ trung ương đến địa phương, sự tài trợ giúp đỡ các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030. Cam kết của Việt Nam được thể hiện qua việc ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.

Tại Hội thảo, đại diện các Sở GD&ĐT các địa phương, các bộ ngành trung ương, các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế đã trao đổi, thảo luận về cách thức triển khai, cơ chế phối hợp liên ngành trong việc thực hiện và giám sát tiến độ đạt các chỉ tiêu SDG 4 trong năm 2018 và giai đoạn 2018 – 2021, nhất là tranh thủ các nguồn lực của ngân sách thông qua kế hoạch và dự toán hàng năm và các chương trình một cách hiệu quả.

Phát biểu thay mặt cho các Đối tác Giáo dục, bà Lesley Miller, Phó Trưởng Đại diện, UNICEF Việt Nam cho biết: “Vai trò lãnh đạo và trách nhiệm giải trình của chính quyền là cần thiết để thúc đẩy hành động và các đáp ứng của cả hệ thống giáo dục để thu hẹp khoảng cách và đạt được bình đẳng giáo dục cho tất cả mọi trẻ em. Việc Bộ GD & ĐT đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động cho việc thực hiện SDG 4, với các chỉ số giám sát chính cho từng mục tiêu SDG là một bước tiến chính sách rất đáng khích lệ trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam”.

Để theo dõi các nội dung trong kế hoạch, cần phải rà soát bộ cơ sở dữ liệu các chỉ số thống kê để có phương án nâng cấp, cải thiện việc thu thập số liệu theo dõi đánh giá việc thực hiện SDG 4. Về phía Bộ GD&ĐT, sẽ hướng dẫn lồng ghép các chỉ tiêu của SDG 4 vào kế hoạch và dự toán ngân sách phát triển giáo dục hàng năm của ngành.

Hội thảo cũng kết hợp hưởng ứng và đưa ra thông điệp của Tuần lễ toàn cầu về giáo dục cho 2018 với chủ đề Trách nhiệm giải trình và sự tham gia của công dân cho SDG 4 – thực thi các cam kết cho bình đẳng giáo dục với sự phối hợp rộng rãi cùng các đối tác hợp tác giáo dục.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Lửa cháy đổ dầu thêm

GD&TĐ - Tổng giá trị gói viện trợ mới nhất Mỹ dành cho Ukraine được Hạ viện nước này phê chuẩn hôm 20/4 vừa qua là 60,84 tỷ USD.