Thúc đẩy phát triển nhân lực ngành chăm sóc sức khỏe

GD&TĐ - Ngày 12/9, tại Trường Cao đẳng y tế Hà Đông, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã tổ chức Tọa đàm về đào tạo liên tục và đào tạo nhân viên chăm sóc người già, người bệnh đi làm việc tại Nhật Bản. Tham dự tọa đàm có TS Trương Anh Dũng Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đại diện Bộ y tế, các trường cao đẳng y tế và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đưa điều dưỡng viên đi làm việc tại nước ngoài.

Quang cảnh buổi tọa đàm
Quang cảnh buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến nhu cầu nhân lực, đào tạo thường xuyên, các chính sách, chương trình đào tạo trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe.

Về nhu cầu nhân lực chăm sóc người bệnh, người cao tuổi trình độ sơ cấp, ông Lại Vũ Kim, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết: tại các bệnh viện  đặc biệt bệnh viện trung ương thường xảy ra tình trạng quá tải.

Nhân viên y tế làm công tác điều dưỡng không đảm đương hết các công việc theo phân cấp chăm sóc mà cần sự trợ giúp của “người nhà người bệnh” khi người bệnh nằm điều trị tại bệnh viện. Nhu cầu này càng tăng đối với cơ sở y tế phục vụ đối tượng là người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, người giảm hoặc mất vận động,…

Thực tế tại các bệnh viện xuất hiện đội ngũ người “trợ giúp chăm sóc” đóng vai “người nhà bệnh nhân” để phụ giúp điều dưỡng chăm sóc người bệnh, đa số đội ngũ này không được đào tạo.

Trao đổi tại tọa đàm, ông Đào Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: Già hóa dân số đang là một vấn đề của nhiều nước phát triển trên thế giới và tại Việt Nam, vấn đề này làm phát sinh nhu cầu về một đội ngũ những người chăm sóc người già, người bệnh ở trong và ngoài nước.

Vấn đề đang được quan tâm hiện nay là khả cung cấp dịch vụ y tế cho người già còn rất hạn chế. Hệ thống bệnh viện hiện chỉ có Bệnh viện Lão khoa Trung ương; các khoa Lão của các bệnh viện thực hiện điều trị bệnh cấp, sau giai đoạn cấp và phục hồi chức năng và điều trị dài hạn, chăm sóc cuối đời. Hệ thống nhà dưỡng lão, các trạm y tế, bác sĩ gia đình, nhân viên xã hội, các trung tâm trợ giúp người cao tuổi, phục hồi chức năng.

Theo TS Trương Anh Dũng Phó Tổng cục trưởng Tổng cục giáo dục nghề nghiệp: Giáo dục nghề nghiệp trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe được nhiều quốc gia quan tâm. Trong bối cảnh CMCN 4.0, yêu cầu về đào tạo cập nhật kiến thức kỹ năng, mở ra các ngành nghề mới đã đặt đào tạo thường xuyên vào vị trí quan trọng hơn.

Chăm sóc người già, người bệnh được xem là một ngành nghề mới, có nhu cầu đào tạo rất lớn tại thị trường lao động trong nước và các thị trường lao động nước ngoài. Vì vậy, cần có sự chuẩn bị chu đáo về có chế, chính sách, có kế hoạch cụ thể về xây dựng, chuyển giao chương trình đào tạo,… giải quyết nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực này cho xã hội.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Học sinh tỉnh Điện Biên hào hứng với trải nghiệm đẩy xe đạp thồ. Ảnh: Báo Điện Biên.

Xây dựng những 'đại sứ' lịch sử

GD&TĐ - Nhiều địa phương, trường học tổ chức các hoạt động giáo dục hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).