Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải khí carbon tại Việt Nam

GD&TĐ - Ngày 12/11, tại Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải khí carbon tại Việt Nam – từ kinh nghiệm của Thụy Điển”.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Mục đích của Hội thảo “Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải khí carbon tại Việt Nam – từ kinh nghiệm của Thụy Điển” là thông qua mô hình của Thụy Điển sẽ giúp cho Việt Nam nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc thu gom, xử lý rác thải từ mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải.

Theo báo cáo, hiện nay ở Thụy Điển là một trong số những quốc gia có lượng rác thải tái chế ở mức cao, gần như tuyệt đối bởi 99% rác thải được tái chế, chỉ còn 1% chất thải được chuyển đến các bãi rác. Mặc dù thập niên 70 của thế kỷ trước, lượng rác thải được tái chế mới chỉ có 38%. Thậm chí, Thụy Điển hiện mỗi năm nhập về hơn 2,3 triệu tấn chất thải để tái chế.

Bà Ann Måwe, Đại sứ Thuỵ Điển tại Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm nền kinh tế tuần hoàn tái chế rác thải ở quốc gia mình. Cụ thể đã nhấn mạnh, trong nền kinh tế tuần hoàn, rác thải cũng được coi là tài nguyên.

Ngày nay, nền kinh tế tuần hoàn không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cả người tiêu dùng. Bởi lẽ, việc tái chế rác thải đã giúp cho bản thân doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm, điều này hoàn toàn có lợi cho người tiêu dùng.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chỉ ra rằng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

Đặc biệt, vấn đề rác thải cũng là một thách thức lớn đối với Việt Nam khi mà tỉ lệ chôn lấp ở mức cao, vẫn còn hình thức đốt, và chỉ một lượng nhỏ rác thải được tái chế. Như rác thải rắn hiện chôn lấp chiếm 70%. Nhiều hội nghị môi trường, các chuyên gia kêu gọi người dân nói không với rác thải nhựa, để nhựa không thành rác...vv.

Ông Nhân cũng chỉ rõ, việc thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn chính là việc chuyển đổi phù hợp mà Việt Nam đã, đang hướng tới. Đến nay, đã có một số mô hình điển hình như khu công nghiệp sinh thái tại Ninh Bình, Cần Thơ và Đà Nẵng, giúp tiết kiệm 6,5 triệu USD/năm. Sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên do VCCI khởi xướng; mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm,…)...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ