Thực đáng sợ với những việc làm ngoài chuyên môn

Thực đáng sợ với những việc làm ngoài chuyên môn
 
Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

(GD&TĐ) - Nếu chỉ chuyên tâm cho giáo án, chuyên tâm với bài giảng cho các em học sinh, mỗi tuần theo số tiết qui định thì giáo viên không sợ. Những việc ngoài chuyên môn mới thực là đáng sợ và làm mất quá nhiều thời gian đối với giáo viên ngày nay.

Theo qui định hiện hành, giáo viên cấp Tiểu học là 21 tiết/ tuần, giáo viên Trung học cơ sở 19 tiết /tuần, giáo viên Trung học phổ thông 17 tiết/ tuần. Nhìn vào số tiết như vậy mà nhân với 45 phút/tiết học thì ai cũng nghĩ làm giáo viên quá nhàn, nếu so với cán bộ công chức làm hành chính 40 tiếng/ tuần thì thấm vào đâu. Nhưng, với giáo viên thời nay, những công việc qui định của ngành, những công việc ngoài giáo án mới thực là quá tải của giáo viên. 

Những giáo viên dạy lớp được kiêm nhiệm làm Tổ trưởng chuyên môn thì công việc làm không lúc nào xuể, nhất là những tổ ghép có nhiều giáo viên.

Ngoài số tiết dạy theo qui định họ còn lo xây dựng các tiết thao giảng cho tổ chuyên môn; kiểm tra chuyên đề, xây dựng các kế hoạch, báo cáo cho Ban giám hiệu, dự giờ đánh giá đồng nghiệp, dạy thay đồng nghiệp khi có công việc đột xuất, ôn thi học sinh giỏi, chấm giáo viên dạy giỏi cấp trường, hội họp. Nhiều tổ trưởng chuyên môn than rằng có những tuần phải dự tới 5 cuộc họp (họp tổ trưởng, họp tổ chuyên môn; họp chi bộ; họp qui hoạch cán bộ; họp Đoàn thanh niên).

Ban ngày thì lo công việc ở trường, tối về lo giáo án của hai khối và chấm bài kiểm tra cho học sinh.

Trong các môn học trong nhà trường, môn Ngữ văn có lượng bài kiểm tra tương đối nhiều thì việc chấm trả cho các em cũng đã chiếm một lượng lớn thời gian của giáo viên ở nhà. Ví dụ: Theo qui định hiện nay, môn Ngữ văn 9 có 4 bài viết hệ số 1, 6 bài hệ số 2 và một bài hệ số 3.

Nghiã là mỗi lớp/ mỗi kỳ có 10 bài kiểm tra, mỗi lớp có khoảng 35 học sinh, bình quân giáo viên dạy từ 3 - 4 lớp, tính trung bình mỗi bài kiểm tra các em làm 2 trang giấy thì mỗi kì giáo viên phải đọc, sửa và chấm khoảng trên 2.000 - 2.500 trang viết của học trò, mỗi ngày giáo viên phải chấm từ 17 - 20 bài kiểm tra (đó là chưa kể chấm vở sọan bài, vở bài tập của học sinh).

Hội họp trong nhà trường hiện nay cũng là một chuyện đáng bàn làm qúa tải cho giáo viên. Trung bình mỗi tháng giáo viên phải dự hợp từ 5 - 10 cuộc họp lớn nhỏ (tùy vào công việc kiêm nhiệm) ngoài ra còn lo vận động học sinh trở lại lớp, giải quyết học sinh vi phạm, tham gia các phong trào Đoàn - Đội, tham gia bồi dưỡng thường xuyên, thực hiện hàng loạt các loại hồ sơ sổ sách, những qui định của ngành, của trường…

Qúa nhiều việc, quá nhiều hồ sơ sổ sách và quá nhiều những cuộc họp như vậy thì liệu người thầy có còn đảm bảo được chuyên môn hay không, có dạy tốt được hay không?. Thiết nghĩ, ngành Giáo dục cần giảm bớt thủ tục hành chính, giảm bớt hồ sơ không cần thiết, không thiết thực và trả lại vị trí người thầy lấy việc giảng dạy là chính. Sự đổi mới giáo dục cần thiết phải giảm tải và giải phóng những công việc vô hình thì mới khích lệ giáo viên tự học, tự tìm tòi và hướng tới đổi mới chất lượng giáo dục.

Nhật Duy

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Café chủ nhật: Cõi nhớ

GD&TĐ - Nắng đầu Đông yếu ớt hai ngày qua đã phải nhường chỗ cho đợt gió mùa tràn về.

Chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít muối. (Ảnh: ITN)

Những cách tự nhiên giúp hạ huyết áp

GD&TĐ - Khi già đi, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn uống chắc chắn có hiệu quả trong việc kiểm soát huyết áp.

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.