Thủ tướng Malaysia không sai phạm gì trong vụ bê bối 700 triệu USD

Malaysia tuyên bố số tiền gần 700 triệu USD chuyển vào tài khoản riêng của Thủ tướng Najib Razak là tiền quyên góp của Hoàng gia Saudi Arabia.

Thủ tướng Malaysia không sai phạm gì trong vụ bê bối 700 triệu USD

Theo AP, tuyên bố ngày 25/1 nói trên của Tổng Chưởng lý Malaysia Mohamed Apandi Ali cũng đồng nghĩa với việc ông Razak “không làm gì sai trái” trong vụ việc này và giúp xóa bỏ những nghi ngờ kéo dài trong vài tháng qua về số tiền khổng lồ liên quan đến ông Raazak. Đây được coi là vụ bê bối tài chính lớn nhất của ông Razak kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2009.

thu tuong malaysia khong sai pham gi trong vu be boi 700 trieu usd hinh 0
Dù được phán quyết không liên quan đến số tiền lên đến gần 700 triệu USD, ông Razak vẫn phải đối mặt với rất nhiều chỉ trích từ trong nước. Ảnh AP

Tuy nhiên, Tổng Chưởng lý Apandi không giải thích tại sao Hoàng gia Saudi Arabia lại ủng hộ số tiền lớn như vậy cho ông Razak cũng như thông tin chi tiết về việc số tiền đó được tiêu vào việc gì.

Ông Apandi chỉ nói rằng, các cuộc điều tra do cơ quan chống tham nhũng của Malaysia tiến hành cho thấy việc chuyển số tiền lên đến 681 triệu USD vào tài khoản cá nhân của ông Razak từ tháng 3-4/2013 là không vi phạm pháp luật và đó là số tiền ủng hộ mang tính chất cá nhân của Hoàng gia Saudi Arabia.

Cũng theo Tổng Chưởng lý Malaysia, ông Razak đã trả lại số tiền 620 triệu USD cho Hoàng gia Saudi Arabia vào tháng 8/2013. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ điều gì đã xảy ra với số tiền 61 triệu USD còn lại.

Cơ quan điều tra Malaysia đã gặp gỡ và tiến hành ghi âm lời khai của các nhân chứng, bao gồm cả những nhà tài trợ cho ông Razak. Theo cơ quan này, không có bằng chứng nào cho thấy số tiền nói trên được đưa cho ông Razak là để hối lộ hoặc biếu ông nhằm đạt được một lợi ích nào đó từ ông Razak.

“Tôi hài lòng vì không có bằng chứng nào cho thấy số tiền này là một dạng hối lộ. Dựa trên những bằng chứng của các nhân chứng và những giấy tờ liên quan, tôi hài lòng khi biết rằng tố tiền 681 triệu USD không liên quan đến bất kỳ một vụ việc mang tính chất hình sự nào”, ông Apandi nói.

Trước đó, hồi tháng 8/2015, người dân Malaysia đã xuống đường tuần hành yêu cầu ông Raxzak phải từ chức khi có những thông tin rò rỉ về số tiền nói trên.

Tại thời điểm đó, ông Razak cũng tuyên bố ông không làm gì sai và cho biết, số tiền đó là tiền quyên góp từ Trung Đông. Sau đó, ông cũng nhiều lần khẳng định số tiền này được dùng để chi tiêu cho Đảng cầm quyền và các sự kiện chính trị khác.

Trong khi đó, nghị sĩ phe đối lập Tony Pua đã lên án phán quyết của ông Apandi và nhấn mạnh, ngay cả khi đó là tiền quyên góp thì cũng không loại trừ khả năng họ làm điều này vì động cơ hối lộ hoặc đổi chác.

Ông Pua cũng cho biết, phán quyết của ông Apandi không hề có những thông tin mới hay thuyết phục nào để củng cố những gì ông ta tuyên bố.

Vụ bê bối số tiền gần 700 triệu USD nổ ra khi giới chức Malaysia điều tra quỹ đầu tư quốc gia 1MDB của Malaysia, được thành lập vào năm 2009 do Thủ tướng Razak triển khai nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp mới.

Tuy nhiên, quỹ 1MDB này vướng vào khoản nợ lên đến 9,8 tỷ USD sau khi thất bại trong việc đầu tư vào ngành năng lượng ở nước ngoài. Bất chấp việc phải hứng chịu những lời chỉ trích về khoản nợ khổng lồ cũng như sự thiếu minh bạch khi điều hành quỹ, ông Razak vẫn đứng đầu ban cố vấn của quỹ này.

Ngoài số tiền trị giá gần 700 triệu USD, ông Razak cũng được Tổng Chưởng lý Apandi tuyên là không liên quan gì đến số tiền trị giá 9,8 triệu USD mà công ty nhà nước SRC International chuyển vào tài khoản của ông Razak từ tháng 12/2014-2/2015.

Theo ông Apandi, không có bằng chứng nào cho thấy ông Razak biết việc chuyển số tiền này cũng như ông chấp thuận việc chuyển tiền nói trên. Ông Apandi cho biết, ông Razak cho rằng, số tiền này là một phần trong số tiền quyên góp của Hoàng gia Saudi Arabia.

Theo vov

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lực lượng chức năng duy trì công tác tuần tra, kiểm soát khép kín địa bàn. Ảnh: TT

Giữ bình yên trên cao nguyên M’Nông

GD&TĐ - Bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2024, người dân trên cao nguyên M’Nông (Đắk Nông) đang hân hoan phấn khởi vì sản phẩm được giá.