Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa phát biểu tại hội thảo |
(GD&TĐ) - Sáng 24/12, tại TPHCM, Vụ GDMN- Bộ GD&ĐT đã tổ chức Hội thảo góp ý tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN. Tham dự Hội thảo ngoài 100 đại biểu đại diện cho các tỉnh thành trên cả nước, các cán bộ quản lý ngành MN tuyến quận, huyện tại TPHCM còn có sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, TS Nguyễn Thị Nghĩa.
Nội dung hội thảo lần này của Vụ GDMN là nhằm hướng đến việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo, đồng thời lấy ý kiến, đóng góp của các cán bộ quản lý, thầy cô giáo về việc bổ sung, thống nhất nội dung thực hiện chương trình GDMN.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đề nghị các đại biểu tập chung thật kỹ, nghiên cứu thật sâu nội dung tài liệu, hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN, đồng thời xem buổi hội thảo này như một buổi trao đổi nội dung sâu, nhằm đưa ra những đóng góp, ý kiến, kiến nghị cho 3 vấn đề khó khăn mà ngành đang phải đối mặt.
Đó là, tổ chức các hoạt động giáo dục (hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động). Đánh giá về sự phát triển của trẻ, cũng như việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục…để nhóm tác giả có thể tiếp thu, sửa đổi để hoàn thành bộ tài liệu này.
Thứ trưởng cũng đề nghị các tỉnh đã thực hiện rất tốt chương trình GDMN, đã thành lập được hội đồng chất lượng như TPHCM, Hà Nội nên đưa những kinh nghiệm của mình ra, chia sẻ với hội thảo cho cả nước cùng triển hai thực hiện. Đặc biệt, các đồng chí cán bộ quản lý cần mạnh dạn góp ý, bổ sung khi thấy bộ tài liệu còn có thiếu sót, cần sửa chữa…nhằm giúp nhóm tác giả có được một bộ tài liệu hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa thăm và kiểm tra tình hình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại Trường MN trong KCN Nhà Bè. |
ên đất xây trường MN trong quy hoạch mạng lưới trường lớp
Sáng cùng ngày, thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cùng với TS Phan Thị Lan Anh - Phó vụ trưởng Vụ GDMN cũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM về một số vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây dựng trường cho trẻ MN tại các KCX, KCN, cũng như công tác kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ hơn nữa các nhóm lớp, trường MN ngoài công lập.
Ông Nguyễn Đình Thái Châu - Trưởng phòng KHTC Sở GD&ĐT TPHCM đã trình bày những khó khăn mà TP đang phải đối mặt trong bài toán xây trường, đảm bảo chỗ học và chất lượng chăm sóc trẻ tại các cơ sở MN ngoài công lập khi luôn phải đối mặt với tình trạng dân nhập cư tăng cao, sự chồng chéo của các văn bản giữa Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Xây dựng và Bộ GD&ĐT trong việc phát triển an sinh xã hội, trường lớp tại các KCX, KCN.
Riêng về vấn đề quy hoạch mạng lưới trường lớp, xây trường cho trẻ MN tại các khu đông dân nhập cư, bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM - cho biết: Hiện TPHCM mới tập trung cho việc xây trường tại khu vực ven KCX, KCN(trường dành riêng cho con em công nhân).
Trong số 13 KCX, KCN với hơn 65.000 trẻ chưa có hộ khẩu hiện 1 KCN đã đưa vào sử dụng trường MN (KCN Hiệp Phước), còn 5 KCX, KCN đã xác định được địa điểm xây trường MN (20% quỹ đất trong khu công viên) và khởi công trong quý 1-2014.
Chia sẻ với đoàn công tác của Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Đình Thái Châu cho biết: Từ năm 2008, TPHCM đã có chỉ thị 03 (chưa kịp tổng kết) về công tác chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các cơ sở, trường lớp GDMN tại TP.
Vừa qua, UBND TPHCM tiếp tục đã có chỉ thị số 20 yêu cầu các cấp lãnh đạo tuyến quận, huyện, Sở GD tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý, rà soát, nắm chắc tình hình hoạt động của các nhóm trẻ, lớp MN tư thục tại địa phương.
Tuy nhiên, với thực tế các chính sách còn chồng chéo nên việc thực hiện chính sách an sinh xã hội tại các KCX, KCN hiện vẫn rất hạn chế. “ Việc quy định của NĐ 49 (không xây dựng các khu an sinh trong khu CN để đảm bảo an toàn) khiến TP rất khó thực hiện việc xây trường, TP đã phải tự tìm quỹ đất, xây hàng loạt trường ven KCN để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của lao động nhập cư”-ông Châu nói.
Ông Châu cũng đặt ra vấn đề khá bức xúc khi cho rằng đã đến lúc Chính phủ cần có hình thức quản lý, chính sách cụ thể với các tập đoàn, DN khi xây dựng KCX, KCN phải gắn với an sinh xã hội, có trách nhiệm hơn với người lao động của mình.
Bởi nếu DN nước ngoài (được chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư) cứ đá “quả bóng trách nhiệm” này cho ngành giáo dục thì rất hó để tháo gỡ. Thời gian qua, có rất nhiều DN tâm huyết với việc chăm lo an sinh xã hội, xây trường cho con em công nhân (Công ty Pouchel, quận Bình Tân với hơn 70 ngàn công nhân đã tìm mọi cách để xây dựng trường hơn 60 tỉ đồng, thu mức lấy học bằng học phí công lập, thiếu thì DN bỏ tiền túi ra bù) nhưng việc thực hiện vẫn là rất khó khăn do nút thắt cơ chế quản lý.
Chính vì thế, ông Châu đề nghị Bộ GD&ĐT cần kiến nghị với Thủ tướng về những bất cập này, đồng thời UBND TP nên mở rộng hơn quỹ tín dụng vay kích cầu nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả các nhóm lớp, trường tư thục đủ điều kiện được vay để hoạt động, giảm áp lực khó khăn về điều kiện cơ
sở vật chất.
Sau khi nghe đại diện Sở GD&ĐT báo cáo những khó khăn trong việc kiện toàn mạng lưới trường MN, thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa hết sức chia sẻ những khó khăn mà ngành Giáo dục TPHCM đang phải đối mặt. Đồng thời ghi nhận những cố gắng vượt bậc của TPHCM trong việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, tháo khó một cách linh động để có thể đảm bảo được sức ép di dân tăng liên tục qua từng năm.
Tuy nhiên, Thứ trưởng vẫn đề nghị ngành Giáo dục TPHCM cần rà soát chặt chẽ lại công tác quy hoạch mạng lưới trường lớp, chỗ nào thiếu quỹ đất cho việc xây trường MN cần phải tháo gỡ ngay. Đặc biệt, UBND TP cần phải tháo gỡ những khó khăn nội tại cho công nhân bằng việc vận động DN xây nhà lưu trú cho công nhân.
Mặt khác cần tăng cường việc tuyên truyền, bồi dưỡng kỹ năng nuôi dạy trẻ cho GV, có cơ chế kích cầu cho các nhóm lớp, trường ngoài công lập để họ được tiếp cận nguồn vay không lãi nhằm đầu tư cho đội ngũ và cơ sở vật chất.
Về phía Bộ GD&ĐT chắc chắn lần làm việc tới Bộ GD sẽ làm việc lại với Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch & Đầu tư để sớm tìm ra những giải pháp cụ thể, tháo gỡ “nút thắt” không có trường học trong KCN.
Chiều cùng ngày, đoàn công tác cùng với thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa đã đi kiểm tra một vài điểm trường trong KCN, nhóm lớp tư thục tại huyện Tân Phú và Nhà Bè. Tại các điểm trường MN trong KCN, Thứ trưởng Nghĩa cảm thấy rất hài lòng khi điều kiện chăm sóc, nuôi dạy trẻ tại những trường học do DN đầu tư rất tốt và sạch sẽ. Thứ trưởng tin, với mô hình xây dựng trường lớp dựa vào cộng đồng không chỉ giúp ngành GDMN đa dạng hóa các loại hình nhóm lớp, mà còn góp phần đẩy lùi nguy cơ tiềm ẩn nảy sinh cho trẻ vì thiếu trường.
Anh Tú
TIN LIÊN QUAN |
---|