Thu hẹp khoảng cách kỹ năng thông qua cơ chế chung

GD&TĐ - Theo chuyên gia về kỹ năng và việc làm của Tổ chức Lao động quốc tế, việc cải thiện chất lượng của các kỹ năng thông chế đảm bảo chất lượng tốt hơn sẽ làm giảm khoảng cách giữa việc cung cấp các kỹ năng và nhu cầu của thị trường lao động.

Một cơ chế đảm bảo chất lượng kỹ năng tương đồng hứa hẹn sẽ có thêm nhiều việc làm trong AEC
Một cơ chế đảm bảo chất lượng kỹ năng tương đồng hứa hẹn sẽ có thêm nhiều việc làm trong AEC

Điều này sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tạo cơ hội việc làm cho nhiều người hơn.

Đào tạo tập trung vào năng lực thực sự Việt Nam hoàn toàn có thể
chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện các cơ chế này nhằm đảm bảo chất lượng cho các kỹ năng liên quan đến các công việc cụ thể và thu hẹp khoảng cách kỹ năng lao động đối với các nước tiên tiến trong khu vực.

Đảm bảo chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đủ các kỹ năng có sẵn để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, doanh nghiệp và nền kinh tế; trong việc hỗ trợ các con đường vào việc làm bao gồm cả cho các nhóm dễ bị tổn thương và tăng cường tính di động giữa các ngành nghề cho người lao động có kinh
nghiệm.

Nếu không có hệ thống đảm bảo chất lượng mạnh mẽ thì hiệu quả của các hệ thống kỹ năng sẽ bị suy yếu nghiêm trọng.

Ông Paul Comyn, chuyên gia cao cấp về đào tạo nghề và phát triển kỹ năng ILO cho biết: “Đảm bảo chất lượng trong các hệ thống kỹ năng không tập trung vào kích thước của các trung tâm đào tạo hoặc các số môn học đã cung cấp; thay vì đó tập trung vào năng lực đạt được của sinh viên và các tiêu chuẩn dịch vụ đạt được của các tổ chức đào tạo”.

Bà Laura Brewer, Phó Giám đốc, ILO Văn phòng quốc gia của Philippines nhấn mạnh rằng các nước đang tìm kiếm để đánh giá chất lượng của hệ thống đào tạo của họ và tìm cách tiếp cận hệ thống đánh giá chất lượng kỹ năng của các nước khác trong khu vực.

Sự hợp tác có chiều sâu sẽ mở ra những cơ hội để các nước được hưởng lợi từ những kinh nghiệm của nhau, người lao động và sử dụng lao động sẽ được cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ cải thiện những kỹ năng phát triển.

Chia sẻ kinh nghiệm kỹ năng và việc làm Khảo sát của Ngân hàng Thế giới (ADB) với người sử dụng lao động trong năm 2014 cho thấy khoảng trống trong các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nhận thức, tư duy phản biện, và những kỹ năng cốt lõi bao gồm làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp…

Khoảng cách kỹ năng vẫn còn tồn tại giữa nhà trường và nơi làm việc. Giám đốc ILO Việt Nam cho biết, việc thu hẹp khoảng cách và đáp ứng nhu cầu về kỹ năng trong tương lai thông qua thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đào tạo, cũng như sự tham gia của doanh nghiệp trong việc phát triển các chuẩn kỹ năng và
chương trình đào tạo là rất quan trọng.

Báo cáo của ILO/ADB cũng xem xét tác động của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) tới thị trường lao động thông qua các mô hình mô phỏng và phân tích chính sách thực tế, với mục đích cung cấp các khuyến nghị chính sách dựa trên bằng chứng hướng tới việc làm tốt hơn cùng với tăng trưởng toàn diện và cân bằng.

Đồng thời, nhấn mạnh các ưu tiên chính nhằm hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng việc làm, tăng cường phát triển kỹ năng nghề, nâng cao năng suất và tiền lương, quản lý lao động di cư.

Một cơ chế đảm bảo chất lượng kỹ năng có tính tương đồng cao giữa các nước trong khu vực được cho là sẽ thu hẹp đáng kể khoảng cách kỹ năng, đồng thời tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm cũng như cơ hội chuyển dịch lao động.

Điều này cho thấy, AEC đang cần có một sự thống nhất trong các hoạt động hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ phát triển kỹ năng trong khối cộng đồng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ