Thứ gì khiến chúng ta tìm kiếm cả đời nhưng chẳng mấy ai tìm được?

Có lẽ sẽ có cả ngàn câu trả lời cho câu hỏi bạn tìm kiếm điều gì trong cuộc đời này.

Thứ gì khiến chúng ta tìm kiếm cả đời nhưng chẳng mấy ai tìm được?

Thị trấn nhỏ ở Anh

Có một chàng trai trẻ sống tại thị trấn nhỏ ở Anh, cả ngày lang thang dọc theo các con phố hát dạo để kiếm sống mưu sinh.

Một phụ nữ Hoa kiều sống xa gia đình cũng đang làm việc tại thị trấn nhỏ này. Họ luôn ăn tối tại một quán ăn nhỏ nên thường xuyên gặp nhau. Qua thời gian lâu, họ trở nên thân quen, gần gũi.

Một hôm, người phụ nữ với vẻ quan tâm, lo lắng và nói với cậu thanh niên: “Em đừng hát dạo trên các con phố nữa, hãy làm một công việc nào đó thích hợp hơn. Chị sẽ giới thiệu em đến Trung Quốc dạy học, ở đó em hoàn toàn có thể nhận được mức lương cao hơn so với thu nhập hiện tại”.

Cậu thanh niên nghe xong thoáng bối rối, rồi hỏi người phụ nữ: “Công việc em đang làm hiện nay lẽ nào không được xem là một công việc? Em thích công việc này, nó mang lại niềm vui cho em và cho rất nhiều người khác. Có điều gì không tốt sao? Tại sao em phải vượt đại trùng dương, rời xa người thân, rời xa quê hương để làm một công việc mà em không hề yêu thích?”.

52b6bd72141790a7457845095f408b31

Những người Anh ở bàn ăn gần bên, dù là lớn tuổi hay nhỏ tuổi đều lấy làm rất lạ. Họ không hiểu nổi, chỉ là kiếm thêm mấy tờ tiền mà phải rời xa người thân, rời xa niềm hạnh phúc.

Trong suy nghĩ của họ, các thành viên trong gia đình được gần gũi bên nhau, cùng nhau sinh sống an bình mới là niềm hạnh phúc lớn nhất. Niềm hạnh phúc này không có liên quan đến của cải, địa vị.

Vì điều này mà người dân trong thị trấn bắt đầu cảm thấy người phụ nữ Hoa kiều kia thật đáng thương.

Thứ tìm kiếm cả cuộc đời, rốt cuộc là điều gì?

Một thương nhân người Mỹ ngồi bên bến tàu của một làng chài nhỏ ven biển Mexico, ông đang dõi theo một ngư dân chèo chiếc thuyền nhỏ vào bờ, trên thuyền xem ra có mấy con cá ngừ vây vàng tươi rói.

Thương nhân người Mỹ khen ngợi người người ngư dân Mexico đã bắt được những con cá rất đáng giá và hỏi mất bao lâu thời gian để bắt được số cá này. Người ngư dân Mexico trả lời chỉ mất một lúc thôi. Thương nhân người Mỹ lại hỏi vậy sao không bắt thêm chút nữa để có nhiều cá hơn? Người ngư dân Mexico tỏ thái độ không hài lòng, nói: “Số cá này là đủ cho gia đình tôi sinh sống rồi”.

Người Mỹ lại hỏi: “Vậy thời gian còn lại trong ngày nhiều như vậy anh sẽ làm gì?”.

Người ngư dân nói: “Tôi ấy à, mỗi ngày tỉnh ngủ khi nào thức dậy khi ấy, ra biển bắt vài con cá, rồi về chơi với bọn trẻ, cùng vợ ngủ giấc trưa, hoàng hôn xuống, lại thong dong vào làng uống vài chén rượu, cùng bạn bè chơi guitar. Một ngày của tôi kín mít và bận rộn”.

Người thương nhân người Mỹ không đồng tình với cách nghĩ của người ngư dân bèn đưa ra ý kiến giúp anh ta:

gettyimages-608998011-2048x2048

“Tôi tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh tại trường Đại học Harvard, tôi có thể giúp anh. Mỗi ngày anh nên dành thêm thời gian để đánh bắt cá, anh sẽ có thêm tiền để mua một chiếc thuyền lớn hơn. Với chiếc thuyền lớn này, anh sẽ lại bắt được nhiều cá hơn nữa, và lại mua thêm nhiều thuyền hơn nữa. Rồi anh sẽ có một đội tàu đánh cá.

Đến khi đó, anh không phải bán cá cho người bán cá nữa, mà sẽ bán trực tiếp cho công ty chế biến cá. Sau đó, anh có thể mở công ty sản xuất đồ hộp. Và như vậy, anh có thể kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến và tiếp thị.

Tiếp sau đó, anh có thể rời khỏi làng chài nhỏ bé này để chuyển đến thành phố Mexico, có thể chuyển Los Angeles và thậm chí có thể chuyển đến New York, nơi anh có thể điều hành và không ngừng mở rộng doanh nghiệp của mình”.

Người ngư dân hỏi: “Toàn bộ việc này mất bao lâu?”.

Người thương nhân người Mỹ trả lời: “Từ 15 năm đến 20 năm”.

Người ngư dân lại hỏi: “Sau đó thì sao?”.

Thương nhân người Mỹ cười lớn nói: “Sau đó anh có thể ở nhà hưởng thụ cuộc sống như một ông vua. Khi thời cơ đến, anh có thể thông báo niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán và bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư đại chúng. Đến khi đó, anh trở nên giàu có, kiếm được hàng trăm triệu đô la”.  

– “Tiếp sau đó thì sao?”.

– “Đến khi đó anh có thể nghỉ hưu, anh có thể chuyển về làng chài nhỏ ven biển để sinh sống. Mỗi ngày tỉnh ngủ khi nào thức dậy khi ấy, ra biển bắt vài con cá, rồi về chơi với bọn trẻ, cùng vợ ngủ giấc trưa, hoàng hôn xuống, lại thong dong vào làng uống vài chén rượu, cùng bạn bè chơi guitar”.

Người ngư dân Mexico ngỡ ngàng, không tin nổi, nói: “Cuộc sống hiện tại của tôi chẳng phải là đang như vậy sao?”.

Có lẽ, mỗi người đều có cách nhìn nhận và giải quyết khác nhau, thành công thực sự là trải nghiệm cuộc sống theo cách bạn mong muốn.

Bình yên ở đây, bạn có chịu nhìn thấy nó không? 

Có quá nhiều bài viết, câu chuyện về bình yên. Trong số đó, bình yên hiện lên với vẻ ngoài yếu đuối và mang phần rũ bỏ. Kiểu như để có bình yên thì ta phải thoát tục, lên núi sống. Điều đó cũng đúng với một số người, nhưng đời nào bạn làm được? Vậy thì, hãy nhìn bình yên theo một cách khác.

Nếu Lee Hyori chạy trốn thì có lẽ cô ấy sẽ không quay về với âm nhạc như ngày hôm nay. Lee Hyori ra đảo sống bình yên được đến vậy, vì không còn gì ở đất liền có thể níu kéo cô. Chứ bạn nghĩ một ngôi sao muốn nghỉ là nghỉ, đi là đi sao? Hãy có trách nhiệm với quyết định của mình.

Với Michelle Phan, nữ hoàng Youtube cũng đã buông bỏ, gác lại mọi thứ và ra đi. Tuy nhiên, Michelle Phan ra đi với tâm thế tìm thêm sức mạnh cho mình. Cô nghiên cứu thiên văn, về vũ trụ và năng lượng. Mục đích là để có thể hồi phục được mình và tiếp tục trở lại thế giới.

Michelle Phan sẵn sàng xóa nhiều video trên kênh của mình, bỏ đi quá khứ huy hoàng, tìm kiếm một bình yên và tự định nghĩa nó trong thực tại: làm điều mình thích, và phải khiến nó thành công.

Bình yên đâu chỉ là bỏ qua cuộc sống của vật chất mà chạy theo những tinh thần bất ổn. Mà đó là sự cân bằng giữa cả hai điều trên.  

Chúng ta có lẽ, nên bớt việc tìm kiếm một thứ gì đó để  mong bình yên. Vì ta chẳng thể nào biết thứ mang về có làm cán cân của ta lệch thêm hay không. Mà mỗi ngày, dành một chút ít thời gian để suy nghĩ về những gì mình đang có.

Nó là điểm khởi đầu cho chuyến đi tìm kiếm cảm giác bình yên. Nếu ta chưa giải quyết xong những mối tơ vò mà mỗi ngày phải đối mặt, thì ta chưa nên lên đường tìm kiếm thứ gì cả. Vì lúc đó, trong ta đang chật hẹp thì có cố công nhồi nhét cũng chẳng thể mang lại một cảm giác dễ chịu và an yên. 

Theo Khoevadep

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ